0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nhận biế t

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI THEO PHÁP LUẬT (Trang 46 -95 )

L ỜI NÓI ĐẦU

4.4.1 Nhận biế t

4.4.1.1 Nguyên tắc

Hiện nay chưa có văn bản pháp quy nào trình bày cụ thể phương pháp nhận biết chất nguy hại. Do dó, đề tài xây dựng quy trình dựa trên các thông tin trong văn bản pháp quy về khái niệm và phân loại chất nguy hại.

Nhận biết chất nguy hại dựa trên nguyên tắc xác định đặc tính nguy hại của sản phẩm. Quy trình thực hiện gồm các bước sau:

ƒ Lập danh mục các chất có trong sản phẩm.

ƒ Tra cứu và so sánh với danh mục các chất nguy hại pháp luật quy định. ƒ Kiểm nghiệm đặc tính nguy hại.

4.4.1.2 Thống kê

Số lượng tiêu chuẩn: 2 Số lượng quy chuẩn: 0 Số lượng biểu mẫu:0

Những đối tượng liên quan: Người sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng, xử

lý, tiêu hủy CNH.

Cơ quan quản lý liên quan: Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4.4.2 Phân loại

4.4.2.1 Đối với chất nguy hại

Các chất nguy hại được phân thành 9 loại theo tính chất nguy hiểm quy định tại Nghịđịnh 29/2005/NĐ-CP, nghịđịnh 13/2003/NĐ-CP, nghịđịnh 106/2006/NĐ-CP. Loại 1 ƒ Nhóm 1.1: Các chất nổ. ƒ Nhóm 1.2: Các chất và vật liệu nổ công nghiệp. Loại 2: ƒ Nhóm 2.1: Khí ga dễ cháy. ƒ Nhóm 2.3: Khí ga độc hại. Loại 3: Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy. Loại 4: Các chất rắn dễ cháy ƒ Nhóm 4.1: Các chất đặc dễ cháy, các chất tự phản ứng và các chất nổđặc khử nhậy

ƒ Nhóm 4.2: Các chất dễ tự bốc cháy ƒ Nhóm 4.3: Các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy. Loại 5: Các chất oxy hoá ƒ Nhóm 5.1: Các chất ôxy hoá. ƒ Nhóm 5.2: Các hợp chất ô xít hữu cơ. Loại 6: Các chất độc hại và lây nhiễm ƒ Nhóm 6.1: Các chất độc hại ƒ Nhóm 6.2: Các chất lây nhiễm Loại 7: Các chất phóng xạ Loại 8: Các chất ăn mòn. Loại 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác

4.4.2.2 Đối với chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại được phân loại theo hai tiêu chí là theo các tính chất nguy hại và theo nguồn thải.

4.4.2.2.1 Theo các tính chất nguy hại chính

Chất thải nguy hại được phân loại dựa theo tính nguy hại gây ra cho sức khoẻ con người và môi trường theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg cuả Thủ tướng Chính phủ

ngày 16/7/1999, về việc ban hành Quy chế quản lý chất nguy hại. Loại 1. Chất thải dễ bắt lửa, dễ cháy ƒ Nhóm 1.1: chất thải lỏng dễ cháy. ƒ Nhóm 1.2: chất thải rắn dễ cháy ƒ Nhóm 1.3: chất thải có thể dễ cháy- dễ nổ. ƒ Nhóm 1.4: chất thải tạo ra khí dễ cháy. Loại 2: Chất thải gây ăn mòn ƒ Nhóm 2.1: chất thải có tính axit. ƒ Nhóm 2.2: chất thải có tính kiềm.. Loại 3: Chất thải dễ nổ. Loại 4: Chất thải dễ bị oxy hoá

ƒ Nhóm 4.1: chất thải chứa các tác nhân oxy hoá vô cơ.

Loại 5: Chất thải gây độc cho người, sinh vật. ƒ Nhóm 5.1: chất thải gây độc cấp tính.

ƒ Nhóm 5.2: chất thải gây độc chậm hoặc mãn tính. ƒ Nhóm 5.3: chất thải sinh ra khí độc.

Loại 6: Chất thải độc hại cho hệ sinh thái.

Loại 7: Chất thải gây nhiễm bệnh.

4.4.2.2.2 Phân loại theo nguồn thải

Theo danh mục chất thải nguy hại ban hành theo quyết định số 23/2006/QĐ- BTNMT, chất thải nguy hại phân thành 19 loại theo nguồn thải như sau :

ƒ Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than .

ƒ Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ . ƒ Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ.

ƒ Chất thải từ ngành nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác . ƒ Chất thải từ ngành luyện kim .

ƒ Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh .

ƒ Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác .

ƒ Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in. ƒ Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy. ƒ Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm.

ƒ Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cảđất đào từ các khu vực bị ô nhiễm). ƒ Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu huỷ chất thải, xử lý nước cấp sinh

hoạt và công nghiệp .

ƒ Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

ƒ Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ

hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải . ƒ Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác .

ƒ Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellant).

ƒ Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ . ƒ Các loại chất thải khác .

4.4.2.3 Thống kê

Số lượng văn bản pháp quy: 05 văn bản

ƒ Điều 23 nghị định 109/2006/NĐ-CP : quy định việc phân loại hàng nguy hiểm.

ƒ Điều 5 nghị định 13/2003/NĐ-CP : quy định việc phân loại hàng nguy hiểm.

ƒ Điều 4 nghị định 29/2005/NĐ-CP : quy định việc phân loại hàng nguy hiểm.

ƒ Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT : ban hành danh mục chất thải nguy hại

ƒ Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại.

Số lượng tiêu chuẩn : 2 Số lượng quy chuẩn :0 Số lượng mẫu đơn :0

Đối tượng liên quan: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, vận chuyển sử dụng, xuất nhập khẩu chất nguy hại.

4.4.3 Ghi nhãn

4.4.3.1 Nguyên tắc

Ghi nhãn chất nguy hại theo phân loại các tính chất nguy hiểm chính. Ở mỗi tính chất có một biểu trưng nguy hiểm riêng.

Nhãn chất nguy hại gồm các nội dung định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần hoặc thành phần định lượng, thông tin, cảnh báo an toàn, hướng dẫn sử

dụng, hướng dẫn bảo quản. Các dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa cuả chất nguy hại gồm biểu tượng màu đen đặt trong hình tam giác đều (cho chất thải nguy hại), hình chữ

nhật nghiêng 45 độ (chất nguy hại), chữ màu đen để cảnh báo mối nguy hiểm có thể

xảy ra.

4.4.3.2 Thống kê

Số lượng văn bản pháp quy: 05

ƒ Điều 12, nghịđịnh 89/2006/NĐ-CP của chính phủ : yêu cầu ghi nhãn hàng hoá.

ƒ Mục Đ, thông tư 12/2006/TT-BCN của bộ công nghiệp về hướng dẫn thi hành nghị định 68/2005/NĐ-CP : quy định các thông tin nhãn hàng hoá nguy hiểm .

ƒ Mục 1, phụ lục số 3 nghịđịnh 13/2003/NĐ-CP : quy định biểu tượng hàng hóa nguy hiểm.

ƒ Phụ lục 3 nghị định số 29/2005/NĐ-CP : quy định biểu tượng hàng nguy hiểm.

ƒ Thông tư số 14/2003/TT-BKHCN : yêu cầu ghi nhãn chất phóng xạ. Số lượng tiêu chuẩn: 2

Số lượng quy chuẩn:0

Đối tượng liên quan: doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng, xuất nhập khẩu chất nguy hại.

Cơ quan quản lý liên quan: Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ

4.4.4 Đóng gói

4.4.4.1 Nguyên tắc

Đóng gói chất nguy hại dựa vào các đặc tính nguy hại và tính chất của từng chất. Mỗi loại chất thì có cách thức đóng gói khác nhau.

Quá trình đóng gói cần đảm bảo các yêu cầu sau : ƒ Lựa chọn bao bì phù hợp.

ƒ Bảo đảm an toàn trong quá trình bao gói.

4.4.4.2 Thống kê

Số lượng văn bản pháp quy : 07 Số lượng tiêu chuẩn :10

Số lượng quy chuẩn :0 số lượng biểu mẫu : 0

Đối tượng liên quan : các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, vận chuyển sử dụng, xuất nhập khẩu chất nguy hại.

Cơ quan quản lý liên quan: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ

4.4.5 Lưu trữ

4.4.5.1 Nguyên tắc

Lưu trữ chất nguy hại thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cho hàng hóa, người và môi trường.

Quá trình lưu trữ cần đảm bảo các điều kiện sau: ƒ Điều kiện về khoảng cách an toàn

ƒ Điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật an toàn ƒ Điều kiện về trình độ chuyên môn của người quản lý.

4.4.5.2 Thống kê

Số lượng văn bản pháp quy :6 Số lượng tiêu chuẩn : 3 Số lượng quy chuẩn : 1

Đối tượng liên quan: các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất nguy hại

Cơ quan liên quan: Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ

4.4.6 Vận chuyển

4.4.6.1 Nguyên tắc

Vận chuyển chất nguy hại phải đảm bảo an toàn cho hàng hoá, người và phương tiện vận chuyển, môi trường và tuyến đường vận chuyển.

Các loại vận chuyển đề cập :

ƒ Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Nội dung hướng dẫn gồm

ƒ Điều kiện đối với người tham gia vận chuyển. ƒ Điều kiện bốc dỡ, sắp xếp hàng nguy hiểm.

ƒ Yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm. ƒ Quy định an toàn khi vận chuyển hàng nguy hiểm.

ƒ Trách nhiệm đối với bên gửi hàng. ƒ Trách nhiệm đối với bên vận tải.

ƒ Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

4.4.6.2 Thống kê

Số lượng văn bản pháp quy :12. Số lượng tiêu chuẩn :5

Số lượng quy chuẩn :1

Số lượng biểu mẫu cần thực hiện :8

Đối tượng liên quan: các tổ chức cá nhân vận chuyển chất nguy hại, thuê vận chuyển, đơn vị lưu trữ.

Cơ quan quản lý liên quan: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.

4.4.7 Sản xuất

4.4.7.1 Nguyên tắc

Các tổ chức cá nhân sản xuất sản phẩm có liên quan đến chất nguy hại bị điều chỉnh bởi pháp luật gồm các hóa chất kinh doanh có điều kiện, hóa chất hạn chế kinh doanh, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu nổ công nghiệp, chất phóng xạ.

Sản xuất gồm các hoạt động gia công, chế biến, sang chiết sản phẩm có chứa chất nguy hại.

Quá trình sản xuất cần đảm bảo các điều kiện về

ƒ Cơ sở vật chất

ƒ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

ƒ Giấy phép sản xuất.

4.4.7.2 Thống kê

Số lượng văn bản pháp quy: 10. Số lượng tiêu chuẩn: 16

Số lượng quy chuẩn: 1 Số lượng mẫu đơn: 11

Đối tượng liên quan: các tổ chức cá nhân sản xuất, hoặc sử dụng chất có đặc tính nguy hại để tạo ra sản phẩm nguy hại.

Cơ quan quản lý liên quan: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân.

4.4.8 Quảng cáo

4.4.8.1 Nguyên tắc

Quảng cáo cho sản phẩm là hóa chất cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo đồng thời khi quảng cáo cho sản phẩm là hoá chất nguy hiểm phải có nội dung cảnh báo về tính độc, mức độ nguy hiểm của hoá chất và cấm quảng cáo hoá chất thuộc danh mục hoá chất cấm kinh doanh đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.

4.4.8.2 Thống kê

Số lượng văn bản pháp quy : 2

ƒ Điều 10 nghịđịnh số 68/2005/NĐ-CP : quy định về quảng cáo hóa chất. ƒ Pháp lệnh về quảng cáo, số 39/2001/PL-UBTVQH10.

Số lượng tiêu chuẩn : 0 Số lượng quy chuẩn :0 Số lượng biểu mẫu : 0

Đối tượng liên quan : các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất. Cơ quan liên quan : Bộ công thương, Bộ văn hóa – thể thao – du lịch.

4.4.9 Kinh doanh

4.4.9.1 Nguyên tắc

Các tổ chức cá nhân kinh doanh sản phẩm có tính chất nguy hại bịđiều chỉnh bởi pháp luật gồm các hóa chất kinh doanh có điều kiện, hóa chất hạn chế kinh doanh, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu nổ công nghiệp, chất phóng xạ, chất thải nguy hại.

Quá trình kinh doanh cần đảm bảo các điều kiện sau : ƒ Về cơ sở vật chất.

ƒ Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. ƒ Về giấy phép kinh doanh.

4.4.9.2 Thống kê

Số lượng văn bản pháp quy: 17. Số lượng tiêu chuẩn: 9

Số lượng quy chuẩn: 1 Số lượng mẫu đơn: 11

Đối tượng liên quan: các tổ chức cá nhân kinh doanh chất nguy hại.

Cơ quan quản lý liên quan: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân.

4.4.10 Sử dụng

4.4.10.1 Nguyên tắc

Các tổ chức cá nhân sử dụng chất nguy hại chỉđược sử dụng khi đảm bảo các điều kiện mà pháp luật đã quy định đối với từng loại chất và từng mục đích sử dụng cụ thể. Điều kiện đểđược sử dụng bao gồm: ƒ Cơ sở vật chất . ƒ Trình độ chuyên môn. ƒ Giấy phép sử dụng. 4.4.10.2 Thống kê Số lượng văn bản pháp quy: 4

ƒ Chương 5 của luật hóa chất số 06/2007/QH12: quyền và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân sử dụng hóa chất.

ƒ Luật năng lượng nguyên tử: điều kiện sử dụng chất phóng xạ.

ƒ Điều 6 thông tư số 23/2009/TT-BCT: yêu cầu về chuyên môn nghiệp của những người trực tiếp liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. ƒ Thông tư số 05/2006/TT-BKHCN: giấy phép sử dụng chất phóng xạ. Số lượng tiêu chuẩn:1

Số lượng quy chuẩn:1

Số lượng mẫu đơn cần thực hiện :6

Đối tượng liên quan: các tổ chức cá nhân sử dụng chất nguy hại.

Cơ quan quản lý liên quan: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân.

4.4.11 Xuất nhập khẩu

4.4.11.1 Nguyên tắc

Xuất nhập khẩu chất nguy hại thực hiện trên nguyên tắc dựa vào điều kiện đã được phép kinh doanh, có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Xuất nhập khẩu chất nguy hại phải đảm bảo các yêu cầu về : ƒ Giấy phép kinh doanh.

ƒ Điều kiện an toàn .

ƒ Giấy phép xuất nhập khẩu.

4.4.11.2 Thống kê

Số lượng văn bản pháp quy : 7 Số lượng tiêu chuẩn :1

Số lượng quy chuẩn :0 Số lượng mẫu đơn :11

Đối tượng liên quan : các tổ chức cá nhân xuất, nhập khẩu chất nguy hại.

Cơ quan quản lý liên quan : Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân, Cục hải quan.

4.4.12 Thải bỏ

4.4.12.1 Nguyên tắc

Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải nguy hại phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối với chủ nguồn thải mà pháp luật đã quy định bao gồm : đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, thực hiện đúng các nội dung của Báo cáo

đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, chịu trách nhiệm đối với CTNH cho

đến khi chúng được xử lý, tiêu huỷ an toàn, phân loại CTNH.

4.4.12.2 Thống kê

Số lượng văn bản pháp quy : 3 Số lượng tiêu chuẩn : 3

Số lượng quy chuẩn :3 Số lượng mẫu đơn : 1

Đối tượng liên quan : các tổ chức cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải nguy hại.

4.4.13 Thu gom

4.4.13.1 Nguyên tắc

Thu gom chất thải nguy hại thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo các yêu cầu về an toàn kỹ thuật đối với phương tiện chuyên dụng như sau : bền vững cơ học và hóa học khi vận hành, không gây rò rỉ, phát tán, thất thoát CTNH vào môi trường, không làm lẫn các loại CTNH với nhau, không chế tạo từ các vật liệu có khả năng tương tác với CTNH, có thiết bị báo động và các phương tiện xử lý sự cố khi vận hành, có biển báo theo quy định. Nội dung hướng dẫn gồm : ƒ Điều kiện kỹ thuật ƒ Điều kiện của chủ thu gom.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI THEO PHÁP LUẬT (Trang 46 -95 )

×