XỬ LÝ SINH HỌC

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC ÉP RÁC TẠI TRẠM TRUNG CHUYỂN (Trang 43 - 44)

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.2XỬ LÝ SINH HỌC

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là việc sử dụng khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất bẩn hữu cơ trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng một số hợp chất hữu cơ và một số chất khống làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. Trong quá trình dinh dưỡng chúng nhận được các chất làm vật liệu xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên khối lượng sinh khối được tăng lên.

Phương pháp sinh học thường được sử dụng để làm sạch hồn tồn các loại nước thải cĩ chứa các chất hữu cơ hịa tan hoặc các chất phân tán nhỏ, keo. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy sinh hĩa các chất bẩn sẽ là: khí CO2, nitơ, H2O, ion sulfate, sinh khối vi sinh vật… Cho đến nay, người ta đã biết nhiều loại vi sinh vật cĩ thể phân hủy hầu hết các chất hữu cơ cĩ trong thiên nhiên và rất nhiều chất hữu cơ tổng hợp nhân tạo.

Các pha sử dụng chất nền bởi vi sinh vật khi xử lý nước rác bằng phương pháp sinh học bao gồm:

• Carbonhydrat

• Axit béo

• Amino axit

• Các chất humic, carbonhydrat cĩ phân tử lượng lớn

Các chất hữu cơ trong pha (4) chủ yếu cĩ phân tử lượng trong khoảng từ 500-10.000 nên rất khĩ phân hủy sinh học. Ta thấy rằng nước rác mới chứa nhiều axit béo bay hơi VFA cĩ phân tử lượng thấp nên dễ xử lý sinh học.

Giải pháp xử lý bằng biện pháp sinh học cho nước rác trạm trung chuyển cĩ thể được xem là tốt nhất trong các phương pháp trên với các lý do sau:

 Chi phí thấp.

 Cĩ thể xử lý được độc tố.

 Khả năng xử lý sinh học của nước rác rất cao: BOD/COD > 0,8.

 Khử được các dạng nitơ, đặc biệt là N-NH3.

 Tính ổn định cao.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC ÉP RÁC TẠI TRẠM TRUNG CHUYỂN (Trang 43 - 44)