Hiện tại trên địa bàn, NHNo&PTNT Đông Bình mới chỉ chủ yếu phục vụ nhu cầu vốn của các khách hàng mục tiêu, đó là các hộ sản xuất. Còn lại chưa phục vụ nhu cầu vốn của các doanh nghiệp do đặc thù của ngân hàng. Cho vay tiêu dùng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể trong doanh số cho vay. Tuy thế thì những khoản cho vay đối với hộ sản xuất cũng đã đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng, vì thế quy mô tín dụng đối với hộ sản xuất luôn tăng trưởng trong các năm qua.
2.2.2.1. Doanh số cho vay.
Bảng 4 : Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Đông Bình từ năm 2005-2007 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Tốc độ tăng 06/05 2007 Tốc độ tăng 07/06 tuyệt đối tỷ lệ tuyệt đối tỷ lệ DSCV HSX 125.036 141.294 16.258 13.0% 194.060 52.766 37.3% Ngắn hạn 97.381 108.590 11.209 11.5% 146.211 37.621 34.6% Trung hạn 27.655 32.704 5.049 18.3% 47.849 15.145 46.3%
Doanh số cho vay phản ánh số lượng tổng các khoản tiền mà ngân hàng cho vay trong một thời kỳ xác định ( thường là một năm ). Qua bảng doanh số cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo và PTNT Đông Bình qua 3 năm gần đây
tỷ lệ tăng của cho vay ngắn hạn chậm hơn so với dài hạn. Xét về cơ cấu doanh số cho vay theo thời gian thì NHNo&PTNT Đông Bình vẫn chủ yếu cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất, mặc dù tỷ lệ cho vay trung hạn nhỏ hơn nhưng lại có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Năm 2006, cho vay ngắn hạn tăng 11.209 tỷ đồng tương đương với 11.5% nhưng cho vay trung hạn đã tăng 5.049% tỷ đồng, tương đương với 18.3%. Đến năm 2007, cho vay trung-dài hạn tăng so với năm trước là 11.545 tỷ đồng, tương đương với 46.3% cao hơn tỷ lệ tăng của cho vay ngắn hạn là 36.4%
Số hộ có quan hệ vay vốn với ngân hàng cũng tăng qua các năm. Năm 2005, số hộ có quan hệ vay vốn với NH là 6266 hộ, đến năm 2006 đạt 6798 hộ tăng với năm 2005 là 532 hộ và đến năm 2007 là 7.377 hộ, tăng so với năm liền kề là 679 hộ.
Điều này thể hiện rằng hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Đông Bình đã tăng cả về chiều rộng và chiều sâu. Chiều rộng thể hiện ở chỗ số hộ có quan hệ tín dụng với ngân hàng và tổng doanh số cho vay đối với hộ sản xuất đều tăng qua các năm. Chiều sâu thể hiện ở chỉ tiêu trung bình lượng vốn mà một hộ dược vay. Trong năm 2005 là 19.95 triệu đồng, năm 2006 là 20.78 triệu đồng và đến năm 2007 thì đã tăng lên đến 26.31 triệu đồng. Sự gia tăng cả về chiều rộng và chiều sâu đó chứng tỏ rằng hiệu quả và chất lượng tín dụng tăng lên qua các năm. Ngân hàng trở thành người bạn tin cậy của các hộ sản xuất khi họ cần vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn của ngân hàng thực sự thể hiện được vai trò đối với quá trình phát triển kinh tế tại địa phương.
Bảng 5 : Doanh số thu nợ hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Đông Bình trong các năm 2005-2007
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1.Doanh số thu nợ - Ngắn hạn - Trung, dài hạn 97.365 72.769 24.596 116.725 92.112 24.613 162.760 119.582 43.178 2. Tốc độ tăng 22.1% 27.0% 31.5%
3. Tỷ lệ “Doanh số thu nợ/doanh
số cho vay” 77.87% 82.61% 83.87%
Cùng với việc tăng trưởng doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng được NHNo&PTNT Đông Bình quan tâm và chú trọng một cách nghiêm túc vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng và chất lượng của hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất. Mục tiêu của hoạt động tín dụng là an toàn, hạn chế rủi ro và sinh lợi nên sau khi cho vay, ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng để đảm bảo thu nợ đúng hạn.
Qua số liệu ở bảng doanh số thu nợ tại NHNo&PTNT Đông Bình ta thấy doanh số thu nợ tăng đều qua các năm. Tốc độ tăng của doanh số thu nợ luôn ở mức cao và lớn hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay. Tỷ lệ doanh số thu nợ/ doanh số cho vay cũng tăng đề qua các năm từ 77.87% năm 2005 lên 82.61% năm 2006 và đến năm 2007 là 83.87%.
Trong công tác thu nợ thì ngân hàng đã tính toán để chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng phù hợp với việc trả nợ. Việc thực hiện trả lãi được thực hiện vào hành tháng, ấn định trong một ngày trong tháng ở từng xã. Trong những
cho các hộ sản xuất trả lãi nhanh chóng, thuận lợi. Thực hiện tốt công tác thu nợ đã trực tiếp giảm tối đa các khoản nợ quá hạn cho ngân hàng, mức độ an toàn của các khoản tín dụng tăng lên và ngày càng có chất lượng tốt.
2.2.2.3. Dư nợ đối với hộ sản xuất
Bảng 6: Dư nợ hộ sản xuất tại NHNo &PTNT Đông Bình năm 2003 - 2005 Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ
1. Dư nợ hộ sản xuất 87.424 100% 107.801 100% 133.610 100%
2. Tốc độ tăng 21.6% 20.377 23.3% 25.809 23.9%
3. Cơ cấu
* Phân theo thời gian - Ngắn hạn - Trung,dài hạn *Phân theo ngành - Nông nghiệp - Thủy hải sản -TCN,TM,DV 69.315 18.109 55.913 20.482 11.029 79.3% 20.7% 79.631 28.170 68.161 26.857 12.783 73.9% 26.1% 94.996 38.614 79.991 37.128 16.491 71.1% 28.9%
(chú thích: TCN,TM,DV: Thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ)
Chỉ tiêu dư nợ cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động cho vay của các ngân hàng. NHNo&PTNT Đông Bình chú trọng cho vay đối với hộ sản xuất trên địa bàn nên trong cơ cấu dư nợ thì dư nợ hộ sản xuất là chủ yếu và luôn tăng trưởng qua các năm. Năm 2005 dư nợ hộ sản xuất đạt 87.424 tỷ đồng, đến năm 2006 là 107.801 tỷ đồng và năm 2007 đã tăng lên tới 133.610 tỷ đồng.
Trong đó, năm 2007 dư nợ ngắn hạn chiếm 71.1% và dư nợ trung,dài hạn chiếm 28.9%.
Xét về cơ cấu dư nợ hộ sản xuất theo thời gian ta thấy: cả dư nợ ngắn hạn và trung, dài hạn đều tăng qua các năm. Xét về tỷ trọng thì mặc dù dư nợ ngắn hạn là chủ yếu nhưng đang có xu hướng giảm nhẹ; còn tỷ lệ nợ trung và dài hạn tăng đều qua các năm. Đây là tín hiệu khả quan vì các khoản cho vay trung và dài hạn được tài trợ cho các đối tượng tài sản có tính lâu dài, phát triển kinh doanh ổn định. Điều này chứng tỏ các hộ sản xuất ngày càng có ý thức sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống có tính chuyên nghiệp hơn, ổn định hơn.
Xét về cư cấu dư nợ theo ngành nghề: ta thấy được rằng tỷ trọng trong ngành nông nghiệp vẫn là lớn nhất, nhưng tỷ trọng của các ngành thủy hải sản và thương mại dịch vụ cũng tăng dần qua các năm cả về số tương đối và tuyệt đối. Năm 2006 dư nợ đối với các ngành thủy hải sản và thương mại dịch vụ tăng 8.129 tỷ so với năm 2005 tương đương với 25.8%. Năm 2007 dư nợ đối với các ngành này đạt 53.619tỷ đồng tăng 11.979 tỷ so với năm 2006 tương đương với 28.8%. Đây là một tín hiệu khả quan trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
2.2.3.4. Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì những khoản nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là đối với những ngân hàng có hoạt động tín dụng chủ yếu phục vụ cho đối tượng hộ sản xuất như NHNo&PTNT Đông Bình. Vì quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên
Tỷ lệ nợ quá hạn là thước đo phản ánh chất lượng tín dụng trong hoạt động của ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ an toàn trong hoạt động, nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trong tương lai đối với các khoản tiền mà ngân hàng cho vay.