0
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Quy trình cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT ĐÔNG BÌNH - TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 31 -36 )

NHNo & PTNT Đông Bình hoạt động trên địa bàn vùng nông thôn ven biển nên ngân hàng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu vốn sản xuất các ngành nông, ngư nghiệp và diêm nghiệp. Khách hàng mục tiêu của ngân hàng chính là các hộ sản xuất sinh sống và hoạt động trên địa bàn. Vì thế đối tượng cho vay của ngân hàng vẫn là trồng trọt, chăn nuôi , nuôi trồng thuỷ hải sản và các dịch vụ cung cấp đầu vào cho sản xuất kinh doanh nông, ngư và diêm nghiệp.

- Trồng trọt

Trong cơ cấu ngành nông nghiệp của cả nước, ngành trồng trọt vẫn giữ được một vị trí quan trọng, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng giá trị. Chính vì thế đói tượng cho vay để phục vụ cho trồng trọt bao gồm tài trợ cho giống cây trồng, phân bón,… vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cấp tín dụng cho hộ sản xuất. Hiện trên địa bàn Đông Bình thì chủ yếu các hộ sản xuất vẫn chủ yếu sử dụng các giống cây trồng ngắn ngày : đó là các loại rau và hoa màu, xen canh gối vụ với lúa nước.

Các cây trồng ngắn ngày có đặc điểm là chi phí bỏ ra thấp, quay vòng vốn nhanh, dễ chuyển đổi sang các loại khác nên hạn chế rủi ro.

- Chăn nuôi

Tuy chăn nuôi chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trồng trọt nhưng phải nói rằng, chăn nuôi đang có chiều hướng phát triển nhanh. Người dân đã nắm được những kỹ thuật tiên tiến cơ bản, từ các tiêu chuẩn về chuồng trại, các tiêu chuẩn về giống đến chăm sóc vật nuôi. Đã xuất hiện nhiều hộ sản xuất tổ chức chăn nuôi lợn, gà, vịt,.. theo hình thức trang trại gia đình với quy mô khá lớn. Song trong vài năm qua ngành chăn nuôi đang gặp khá nhiều khó khăn do dịch bệnh như : lở mồm long móng, dịch tai xanh ở lợn hay cúm gia cầm. Hơn nữa để phát triển

chăn nuôi đòi hỏi cần một lượng vốn khá lớn đối với các hộ, nên vai trò của tín dụng ngân hàng là rất quan trọng.

- Nuôi trồng thủy - hải sản :

Do điều kiện tự nhiên trên địa bàn là vùng đồng bằng ven biển, với nguồn tài nguyên mặt nước phong phú nên việc phát triển nuôi trồng thủy hải sản được xác định là hướng đi đúng đắn để phát triển kinh tế địa phương. Có thể nói đây là thế mạnh kinh tế của vùng. Việc đầu tư để sản xuất, kinh doanh nuôi trồng thủy hải sản cũng cần rất nhiều vốn để mua con giống, cải tạo mặt nước, mua thức ăn và phòng chống dịch bệnh.

2.2.1.2. Quy trình cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo& PTNT Đông Bình

Để cấp tín dụng cho các hộ sản xuất nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn,theo chỉ đạo của nhà nước và Ngân hàng cấp trên, NHNo&PTNT Đông Bình đã thực hiện quy trình cho vay theo tổ, nhóm. Quy trình này gồm các bước như sau :

a, Bước 1 : Lập hồ sơ vay vốn

Trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh của mình, các hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn ngân hàng sẽ đến liên hệ với tổ trưởng tổ vay vốn. Trên địa bàn Đông Bình, có 8 xã và 2 thị trấn chia làm các đội sản xuất, thường thì những ông đội trưởng đội sản xuất hay tổ trưởng tổ dân phố sẽ kiêm luôn tổ trưởng tổ vay vốn, vì những người này được tín nhiệm cao, có kiến thức và hiểu biết về pháp luật. Sau khi liên hệ với tổ trưởng tổ vay vốn, thì các hộ sẽ chờ cho các tổ trưởng này báo với ngân hàng để cán bộ tín dụng đến từng hộ hướng dẫn lập hồ sơ xin vay vốn

Để lập hồ sơ vay vốn, trước tiên khách hàng cần có các giấy tờ chứng minh tính pháp lý : như Chứng minh thư nhân dân của người đứng tên vay, sổ hộ khẩu,…

Khách hàng sẽ viết giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng

Tiếp đến khách hàng phải có phương án sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn, đây là giấy tờ rất quan trọng để cán bộ tín dụng có thể thẩm định và ra quyết định cho vay đối với các phương án được cho là có hiệu quả. Đối với những khoản vay có giá trị nhỏ, khách hàng có thể ghi các thông tin về lao động, đất đai và đối tượng sản xuất … trực tiếp lên Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh theo mẫu của ngân hàng.

Hồ sơ còn cần phải có các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm như giấy xác nhận quyền sử dụng đất, sổ đỏ, biên bản xác nhận thế chấp tài sản để vay vốn,… Thông thường các khoản vay nhỏ không cần phải thế chấp tài sản mà vay tín chấp. Tuy nhiên hầu hết các phương án sản xuất đều liên quan đến sử dụng đất nên phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương xác nhận đất không có tranh chấp để có thể triển khai phương án sản xuất

b, Bước 2 : Thẩm định hồ sơ vay vốn

Thẩm định hồ sơ vay vốn là rất quan trọng, nó giúp cho ngân hàng tránh được các rủi ro khi cho vay, chọn được các phương án thực sự có tính khả thi để quyết định cho vay vốn hay không.

Cho vay theo phương thức theo tổ nhóm có nhiều thuận lợi về thẩm định. Đó là do các tổ trưởng đều là các đội trưởng đội sản xuất hoặc tổ trưởng tổ dân

đối chính xác và khá đầy đủ, các cán bộ tín dụng không cần phải đi thu thập thông tin ở quá nhiều nơi như trước. Cán bộ tín dụng chỉ việc xem xét kỹ các tài sản đảm bảo và đánh giá các phương án sản xuất xem có hiệu quả hay không rồi trình lên trưởng phòng kinh doanh và ban giám đốc để ra quyết định cho vay

c, Bước 3 : Ra Quyết định tín dụng

Sau khi xem xét hồ sơ và thẩm đinh dự án, nếu đủ điều kiện vay vốn, ngân hàng sẽ quyết định cho vay. Đối với các khoản vay dưới 100 triệu tại chi nhánh Đông Bình thì người ra quyết định thường là Phó giám đốc phu trách kinh doanh, đối với các khoản vay lớn hơn 100 triệu thì người người ra quyết định là giám đốc.Sau khi có quyết định cho vay thì cán bộ tín dụng sẽ báo cho các tổ trưởng để tổ trưởng báo cho các hộ trong tổ mình. Hợp đồng tín dụng được ký kết giữa người đứng tên vay vốn và phó giám đốc ngân hàng.

d, Bước 4 : Giải ngân , giám sát tiền vay, thu hồi nợ , chia hoa hồng cho các tổ trưởng

Sau khi có quyết định cho vay, hồ sơ được duyệt được chuyển sang phòng kế toán – ngân quỹ để tiến hành giải ngân và lưu hồ sơ chứng từ. Thường thì cách thức giải ngân là từng lần vì các hộ sản xuất thường vay theo phương thức này. Có một tỷ lệ nhỏ khách hàng vay theo hạn mức thì kế toán tiến hành giải ngân theo các giấy nhận nợ.

Sau khi giải ngân , ngân hàng luôn phải giám sát kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích và có hiệu quả hay không. Ngân hàng sẽ thu nợ theo định kỳ. Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn, ngân hàng sẽ ra các quyết định tín dụng thích hợp

Cuối mỗi quý, ngân hàng sẽ chi hoa hồng cho các tổ trưởng, khoản hoa hồng này là 2% tổng số lãi mà ngân hàng thu được đối với các khoản cho vay tại từng tổ.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT ĐÔNG BÌNH - TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 31 -36 )

×