LỰA CHỌN, ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
4.1 ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO VÀ TIÊU CHUẨN XẢ THẢ
THẢI
Nước thải đầu vào của hệ thống chủ yếu là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ,tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,…
Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
; Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh
; Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như
protein(40-50%);hydrat cacbon(40-50%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150-450mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó bị phân huỷ sinh học.
Nước thải sau khi được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu
chung cư – căn hộ cao tầng cần phải đạt quy chuẩn QCVN 14:2008, cột A, Nguồn
tiếp nhận nước thải sau khi xử lý là sông chợ Đệm.
Thành phần tính chất nước thải sinh hoạt đặc trưng và tiêu chuẩn xả thải được trình bày trong Bảng 4.1.
Bảng 4.1 Thành phần nước thải sinh hoạt đặc trưng.
STT Thành
phần nước thải Đơn vị Nồng độ
QCVN 14:2008, cột A 1 pH - 6,8 5,0 – 9,0 2 SS mg/l 200 50 3 BOD5 mg/l 250 30 4 COD mg/l 400 - 5 Nitơ tổng mg/l 30 30 6 Photpho tổng mg/l 10 6,0 7 Tổng Coliform MPN/100ml 108 3.000
Nguồn: Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Trần Văn Nhân – Ngô Thị
Nga, 2004.