CHƯƠNG II I: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam (Trang 54 - 57)

1. 2 Đội ngũ giáo viên và phương pháp giảng dạy

CHƯƠNG II I: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Ngành giáo dục đang đối diện với những thách thức và cấp bách như chất lượng GD – ĐT thấp, tính toàn diện về nghề nghiệp và sự chủ động trong học tập còn hạn chế, đào tạo các trình độ còn chưa sát, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Sau đây là các giải pháp để phát triển nhanh đào tạo nhân lực có kỹ năng:

• Xác lập các yêu cầu mới về chuẩn tri thức, kỹ năng và hành vi của giáo

dục phổ thông và đào tạo nghề. Trong đó, công bố chương trình chuẩn giáo dục phổ thông cho giáo dục hiện nay; nhấn mạnh các yêu cầu hành vi như chủ động, hoạt động tập thể, vận dụng sáng tạo, biết tự học, biết khai thác thông tin qua mạng, trung thực; nhấn mạnh các giá trị văn hóa dân tộc làm nền tảng cho phát triển bền vững quốc gia và cá nhân; chú trọng đào tạo và ứng dụng ngoại ngữ, tin học trong học tập, làm việc.

• Đổi mới chương trình dạy và học, đặc biệt là đổi mới sách giáo khoa ở

các bậc học phổ thông. Cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm, trang bị các giáo cụ trực quan, đẩy mạnh công tác giáo dục phân ban, giáo dục hướng nghiệp ở các trường phổ thông. Khuyến khích hình thành các quỹ khuyến học từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và từ những nguồn tài chính khác nhau trong cộng đồng, mở rộng hình thức hỗ trợ tín dụng, tạo điều kiện cho sinh viên, học sinh tiếp tục tham gia học tập.

• Phát triển nhanh đội ngũ giáo viên và các nhà quản lý giáo dục theo yêu

cầu của thời kỳ sau 2010. Cụ thể như:

 Triển khai chương trình đào tạo đổi mới phương pháp giảng dạy cho gần

1 triệu giáo viên phổ thông từ 2007 - 2010;

 Triển khai chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ làm giảng viên cho ĐH,

CĐ từ 2007 - 2020, trong đó 10.000 tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài; Bồi dưỡng tất cả các hiệu trưởng các trường phổ thông và ĐH - CĐ theo chương

trình chuẩn về quản lý giáo dục từ 2007 - 2010; Tăng lương cho tất cả các nhà giáo, cải thiện điều kiện làm việc của nhà giáo.

• Triển khai mạnh mẽ đào tạo theo nhu cầu xã hội. Tập trung triển khai 10

năm (2008 - 2018) nâng cao chất lượng đào tạo và khả năng sử dụng tiếng Anh của người Việt; thành lập trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực; triển khai đào tạo theo đặt hàng của các ngành, Cty lớn quan sự liên kết giữa 3 bên như cơ sở đào tạo - DN - cơ quan Nhà nước; tại các tỉnh thành có KCN lớn, Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH và BQL các KCN phối hợp hình thành các trung tâm cung ứng nhmân lực, phục vụ nhanh, hiệu quả nhu cầu của các nhà đầu tư; xây dựng chợ kỹ thuật trên mạng; liên kế tới các ĐH nước ngoài để phát triển các ngành đào tạo có trình độ quốc tế; khuyến khích ĐH tư thục, trường dạy nghề tư thục phát triển, thu hút các ĐH, trường nghề nước ngoài mở cơ sở tại VN; thực hiện kiểm định chất lượng ĐH (từ 2006) và công bố xếp hạng các ĐH từ 2007.

• Đổi mới cơ chế tài chính như nâng cao học phí các trường đại học, phát

triển các chính sách hỗ trợ học sinh sinh viên nghèo, khuyến khích sinh viên giỏi, khuyến khíc các trường phổ thông tư, các trường dạy nghề và các trường đại học cao đẳng tự ra đời và hoạt động có hiệu quả.

• Nhà nước dành tỷ lệ ngân sách thích đáng, kết hợp đẩy mạnh xã hội hoá

để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Chuyển chế độ tài trợ ngân sách Nhà nước cho các trường công lập từ phương thức cấp phát hành chính sang cơ chế tài trợ theo đầu học sinh, Ngân sách Nhà nước tập trung hơn cho các bậc giáo dục phổ cập ở các vùng nông thôn, miền Núi. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư (kể cả trong nước và nước ngoài) phát triển giáo dục và đào tạo ở tất cả các bậc học và cấp học

• Hoàn thiện cơ chế, chính sách và luật pháp để bảo đảm sự nghiệp giáo

dục phát triển ổn định, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về con người và nguồn nhân lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.

• Xây dựng hệ thống giáo dục nhằm tạo điều kiện cho mọi người có thể học tập suốt đời theo hướng thiết thực, hiện đại, gắn chặt với yêu cầu của xã hội.

• Chấn chỉnh quy chế tuyển sinh (đặc biệt là hệ mở rộng), quy chế thi và

cấp bằng tại các trường cao đẳng và đại học. Nhà nước ban hành các tiêu chuẩn về chất lượng, chương trình, nội dung dạy và học, điều kiện cơ sở vật chất thống nhất cho các cấp học; đổi mới cơ chế thanh tra, giám sát chất lượng dạy và học, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

• Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phát triển giáo dục đào tạo; đa dạng hoá các

hình thức hợp tác trong giáo dục và đào tạo, tăng nhanh số học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh được đào tạo ở một số nước phát triển.

• Phát triển các hình thức đào tạo, dạy nghề cấp chứng chỉ nghề nghiệp,

phục vụ nhu cầu học nghề cho mọi người; ban hành cơ chế hỗ trợ cho các trung tâm đào tạo nghề dân lập hoặc bán công, đặc biệt đối với những ngành nghề mới; gắn kết các chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước với chương trình đào tạo nghề, đáp ứng nguồn nhân lực.

• Đổi mới cơ chế chính sách tài chính và cải thiện môi trường đầu tư trong

lĩnh vực đào tạo..

• Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức giáo dục. Ngăn chặn và đẩy

lùi những hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục, xây dựng nền giáo dục lành mạnh.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w