Mô hình nguồn đ−ợc xây dựng trên cơ chế khấu trừ năng l−ợng. Một nút Sensor có ba thành phần tiêu thụ năng l−ợng chính là thiết bị cảm biến, thiết bị thu phát vô tuyến và bộ xử lý với các cơ chế tiêu thụ năng l−ợng khác nhau. Các thành phần này lại có thể hoạt động ở các trạng thái khác nhau với tốc độ tiêu thụ năng l−ợng khác nhau. Mô hình nguồn năng l−ợng cung cấp khả năng mô phỏng trạng thái nguồn năng l−ợng của nút. Ban đầu, mỗi nút Sensor đ−ợc định cấu hình với một khối năng l−ợng xác định. Mỗi khi nút Sensor thực hiện một hành động nh− nhận một tín hiệu cảm biến, thu hoặc phát các gói tin vô tuyến, xử lý tín hiệu, nguồn năng l−ợng dự trữ của nút đó sẽ bị khấu trừ theo công suất đ−ợc định nghĩa tr−ớc cho từng thành phần. Khi nút Sensor không có hành động nào, năng l−ợng sẽ đ−ợc khấu trừ theo công suất rỗi (Idle power).
Với các mạng Sensor hiện nay, nhất là với các mạng không có khả năng tìm nguồn năng l−ợng bên ngoài, ví dụ nh− sử dụng các tấm pin mặt trời thì tuổi thọ của nguồn năng l−ợng là yếu tố quyết định thời gian tồn tại của mạng. Do đó, các thuật toán và giao thức đ−ợc sử dụng cho mạng Sensor đều phải chú ý đến hiệu quả sử dụng nguồn năng l−ợng. Với việc mô hình hoá nguồn năng l−ợng cho nút Sensor, môi tr−ờng mô phỏng cung cấp khả năng khảo sát hiệu quả sử dụng nguồn năng l−ợng của các thuật toán, các giao thức và các cách tổ chức, triển khai nút khác nhau đ−ợc áp dụng cho mạng Sensor. Mô hình này còn cung cấp một số cơ chế khấu trừ nguồn trong thực tế đã đ−ợc kiểm chứng bằng thực nghiệm