Giải pháp đầu tư phát triển khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 58 - 59)

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM

5. Giải pháp đầu tư phát triển khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và toàn diện ngành thuỷ sản, đầu tư phát triển công nghệ sẽ tạo những thay đổi cơ bản mang tính quyết định cho sự phát triển của ngành. Chúng ta cần đầu tư triển khai các dự án nâng cấp viện nghiên cứu, các trường đào tạo của ngành có trang thiết bị hiện đại, có năng lực nghiên cứu giải quyết các vấn đề kỹ thuật, công nghệ, quản lý nguồn lợi, quản lý môi trường, an toàn vệ sinh. Đẩy nhanh việc nghiên cứu và phổ biến công nghệ sản xuất giống thuỷ sản, các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, cơ khí và dịch vụ…Đẩy mạnh việc nghiên cứu và nhập một số công nghệ tiên tiến của nước ngoài, nhất là công nghệ sản xuất giống các loài thuỷ hải sản có giá trị kinh tế cao…thực hiện mới liên kết cơ sở nghiên cứu với cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc ứng dụng khoa học công nghệ. Chú trọng phát triển công nghệ sản xuất giống thuỷ sản có giá trị xuất khẩu và phục vụ sản sinh, trong đó tập trung hoàn thiện quy trình nuôi thành thục tôm sú bố, mẹ trong điều kiện nhân tạo, tái tạo nguồn tôm bố mẹ ở vùng nước tự nhiên và công nghệ sản xuất giống các loài đặc sản có thị trường, áp dụng công nghệ tạo giống tôm sú chất lượng cao.

6. Giải pháp đầu tư đẩy mạnh hợp tác quốc tế để thu hút vốn đầu tư mở rộng thị trường, tranh thủ được công nghệ mới và đào tạo cán bộ

Trong tiến trình toàn cầu hoá hiện nay, hợp tác quốc tế thúc đẩy quá trình phát triển của bất cứ ngành nghề nào. Ngành thuỷ sản Việt nam cũng đứng trước nhu cầu hội nhập hoá, hợp tác hoá quốc tế đóng vai trò quan trọng đưa ngành thuỷ sản Việt Nam lên ngang tầm với ngành thuỷ sản thế giới. Với một loại mục tiêu là thu hút vốn đầu tư, mở rộng thị trường, tranh thủ công nghệ mới và đào tạo cán bộ chúng ta cần:

1. Chuẩn bị tốt các chương trình, dự án, tổ chức lực lượng để tranh thủ tối đa các cơ hội hợp tác với nước ngoài. Xây dựng quy chế trách nhiệm và phân cấp cụ thể để các địa phương cơ sở chủ động tìm kiếm các nguồn và phương thức hợp tác, tài trợ theo định hướng chung của ngành, tạo ra nguồn nhân lực rất quan trọng và công nghệ cho sự phát triển của ngành.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 58 - 59)

w