Giải pháp để duy trì và phát triển ngày càng nhiều sản phẩm từ thuỷ hải sản có giá trị kinh tế cao trong các thị trường trong nước và quốc tế, chống

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 53 - 56)

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM

1. Giải pháp để duy trì và phát triển ngày càng nhiều sản phẩm từ thuỷ hải sản có giá trị kinh tế cao trong các thị trường trong nước và quốc tế, chống

sản có giá trị kinh tế cao trong các thị trường trong nước và quốc tế, chống lại sự giảm sút của nguồn lợi biển, tăng khả năng phục hồi tự nhiên cuả các nguồn lợi biển nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển cao

Phương hướng chủ yếu là phân định rõ ràng các ngư truờng, khu vực và mùa vụ khai thác. Quy hoạch quy mô khai thác cho từng địa phương, quản lý chặt chẽ các ngư trường, nơi sinh sống, môi trường và các giống loài thuỷ hải sản. Để làm được điều đó cần đầu tư điều tra khảo sát xây dựng được các hồ sơ về các bãi cá và các vùng cư trú, sinh trưởng, nguồn lợi và mùa vụ khai thác thích hợp ở từng vùng biển, từng thuỷ vực để làm căn cứ ra quyết định. Bên cạnh đó đi đôi với cơ cấu lại lực lượng khai thác ven bờ một cách hợp lý, cân phải chuyền dần sang canh tác trên vùng biển ven bờ: vừa nuôi, vừa khai thác, nuôi để khai thác. Khuyến khích và hỗ trợ các cộng đồng ngư dân nuôi biển bằng mọi hình thức, giao cho các cộng đồng nhất định quyền khai thác và nghĩa vụ quản lý, bảo vệ từng vùng ven bờ nhất định.

Đối với nghề cá xa bờ cần phải phát triển một cách hợp lý và thận trọng trên cơ sở lấy hiêụ quả kinh tế làm thước đo. Muốn vậy phải:

• Tăng cường nghiên cứu nguồn lợi để có thể đi đến quy định cụ thể, hợp lý việc phân bổ và khai thác các nguồn lợi xa bờ thuộc quyền tài phán quốc gia cho các địa phương trên cơ sở quy định hạn mức cường lực khai thác cho một địa phương.

• Tăng cường hỗ trợ đầu tư của Nhà nước cho các khu vực nghề cá thương mại tham gia vào phát triển nghề cá xa bờ với sự ưu đãi trong vốn vay với các điều kiện thương mại và tạo môi trường thuận lợi về đầu tư.

• Phát triển các cơ sở hạ tầng, các hệ thống buôn bán và tiếp thị hợp lý, tập trung.

• Đầu tư xây dựng hệ thống cảng cá phục vụ khai thác xa bờ tập trung quy mô lớn, tránh đầu tư lẻ tẻ.

2.2. Trong nuôi trồng thuỷ sản

Với phương hướng lấy phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản, trong đó đặc biệt là nuôi biển, nước lợ phục vụ xuất khẩu làm định hướng chiến lược cơ bản đến năm 2010 chúng ta cần có giải pháp đầu tư sau:

• Đẩy nhanh quá trình quy hoạch, phân lập và thiết kế các khu nuôi tôm tập trung và các loài cá biển.

• Nghiên cứu, nhập nhanh công nghệ sản xuất giống, thức ăn và công nghệ nuôi biển.

• Đẩy nhanh tốc độ cải tiến, nâng cao công nghệ nuôi tôm xuất khẩu, đẩy nhanh các tiến độ xây dựng các cơ sở hạ tầng và dịch vụ cho nghề nuôi tôm, cá biển.

• Tiếp tục và nâng cao các công nghệ, hệ thống nuôi thuỷ sản kết hợp với canh tác nông nghiệp và nuôi thuỷ sản trong khu vực tập trung để tạo khối lượng hàng hoá lớn có thể tổ chức chế biến và thương mại thuận lợi.

• Thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp, tư nhân tham gia phát triển nuôi thuỷ sản, đặc biệt là nuôi công nghiệp tăng cường việc phát triển cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thuỷ sản.

• Xây dựng hệ thống thể chể và thiết chế nhằm hỗ trợ mạnh mẽ cho nuôi thuỷ sản phát triển

• Củng cố và phát triển mạng lưới điện, trạm nghiên cứu công nghệ và kỹ thuật một cách mạnh mẽ hơn.

2.3. Trong chế biến và thương mại thuỷ sản

Mở rộng mặt hàng và thị trường nhằm đa dạng hoá các mặt hàng chế biến cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, kích thích lại tính đa dạng của sản xuất nguyên liệu và tận dụng sản phẩm của khai thác lấy chế biến làm cơ sở cho việc nâng cao giá trị các sản phẩm thuỷ sản. Do đó phải có các giải pháp đầu tư sau:

• Tăng cường năng lực nghiên cứu công nghệ, tiếp thu và chuyền giao công nghệ chế biến tiên tiến.

• Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để nâng cấp các cơ sở chế biến và đổi mới trang thiết bị, công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của quốc tế và nâng cao chất lượng sản phẩm.

• Cải tổ lại mạng lưới bán buôn, bán lẻ thuỷ sản trong thị trường nôi địa. Duy trì và giữ vững thị trường truyền thống đồng thời mở rộng quan hệ để tạo thị trường mới, đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật.

• Phát triển một số trung tâm chế biến công nghệ cao để tái chế biến các hành sơ chế trong mạng lưới các xí nghiệp chế biến quy mô nhỏ nằm rải rác ở các vùng nguyên liệu.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 53 - 56)