- Nhân viên kỹ thuật: 03 người.
TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH LỌC SINH HỌC HIẾU KHÍ
3.1.3.1 Qúa trình sinh trưởng lơ lửng
a. Bể Aerotank:
Vi sinh trong hệ thống này được duy trì ở trạng thái lơ lửng nhờ hệ thống cung cấp oxy phía dưới. Nước sau đó chảy qua bể lắng tại đó các vi sinh sẽ kết cụm tạo bông và lắng xuống. Bùn lắng một phần được tuần hoàn lại để bể tiếp tục xử lý. Hàm lượng bùn trong bể thường giữ trong khoảng từ 1000 – 3000 mg MLSS/l.
b. Bể xử lý sinh học từng mẻ:
Xử lý sinh học hiếu khí
Sinh trưởng
lơ lửng Hồ sinh họchiếu khí Sinh trưởngbám dính
Aerotank Hiếu khí tiếp
xúc Xử lý sinh họctheo mẻ Lọc hiếu khí Lọc sinh học nhỏ giọt
Đĩa quay sinh học
Hệ thống bùn hoạt tính “làm đầy và tháo bỏ”. Qúa trình thổi khí và quá trình lắng được thực hiện trong cùng bể phản ứng do đó có thể bỏ qua bể lắng II. Thông thường các quá trình đều diễn ra trong cùng một bể. Qúa trình hoạt động gồm 5 giai đoạn:
- Pha làm đầy: Có thể vận hành với 3 chế độ: làm đầy tĩnh, làm đầy hoà
trộn và làm đầy sục khí nhằm tạo môi trường khác nhau cho các mục đích khác nhau. Thời gian pha làm đầy có thể chiếm từ 25% - 30%.
- Pha phản ứng (sục khí): ngừng đưa nước thải vào. Tiến hành sục khí. Hoàn
thành các phản ứng sinh hoá có thể được bắt đầu từ pah làm đầy. Thời gian phản ứng chiếm khoảng 30% chu kỳ hoạt động.
- Pha lắng: điều kiện tĩnh hoàn toàn được thực hiện (không cho nước thải
vào, không rút nước ra, các thiết bị khác đều tắt) nhằm tạo điều kiện cho quá trình lắng. Thời gian chiếm khoảng từ 5% - 30% chu kỳ hoạt động.
- Pha tháo nước sạch.
- Pha chờ: áp dụng trong hệ thống có nhiều bể phản ứng, có thể bỏ qua trong
một số thiết kế.
Thời gian hoạt động có thể tính sao cho phù hợp với từng loại nước thải khác nhau và mục tiêu xử lý. Nồng độ bùn trong bể thường khoảng từ 1500 – 2500 mg/l.