2.Cách chế biến bánh tôm Hồ Tây

Một phần của tài liệu Ẩm thực (Trang 48 - 49)

.Có nhiều bài báo đã viết rằng, cách chế biến món Bánh Tôm rất đơn giản, Bánh tôm là sự kết hợp giữa bột mì và tôm Hồ Tây, sau khi rán để cho ráo mỡ và ăn nóng với nước chấm chua, cay, mặn, ngọt và kèm theo một chút rau sống. Theo tôi thì không phải như vậy, đó chỉ là một trong những công đoạn làm nên Bánh Tôm. Để làm được một xuất Bánh Tôm đúng chuẩn thì đó quả thật là một nghệ thuật không hề đơn giản. Bột mỳ, thêm ít bột ủ chua, ít bột nở, ít bột ca-ri nghệ, hòa với nước cho sền sệt. Tôm tươi cắt râu, rửa sạch. Chảo mỡ nóng già, quệt bột lên khuôn, gắn một hai con tôm, thả vào. Cái bột, cái mỡ gặp nhau, chỉ sau mấy phút reo hò mừng rỡ trong chảo là cái bánh tôm đã nổi lên, chờ một lúc cho bánh già, vớt ra để ráo mỡ rồi đem ra phục vụ khách ngay.

Nghề này cũng có lắm công phu. Nào lượng bột bao nhiêu, lượng nước ít nhiều, giữ tôm tươi, lửa lò nóng sao cho bánh không non quá cũng không bị cháy đen... ấy là bí quyết của nhà hàng. Có thế mới giữ được khách, mới bán được hàng. Công đoạn rán bánh cũng không hề đơn giản, bánh sẽ dễ cháy và không có mùi thơm nếu như ta quá lửa, nhưng nếu cứ sợ bánh cháy mà rán không đủ nhiệt thì chiếc bánh cũng không đạt, vì như vậy hàm lượng dầu sẽ có nhiều trong bánh làm cho khi ăn sẽ bị chóng ngán. Vậy là khi rán bánh vấn đề cân bằng và điều đĩa rau sống đảm bảo vệ sinh.chỉnh nhiệt là rất khó. Ngoài ra nước chấm của Bánh Tôm cũng phải “mang” nghệ thuật vào để pha chế, nước chấm phải có đủ bốn vị cân bằng ở mức nhẹ nhàng là, chua, cay, mặn, ngọt. Thêm vào đó thứ ghém trong nước chấm là đu đủ và cà rốt phải mềm mà vẫn giòn. Cũng cần kể đến nước chấm bánh tôm, nó cũng gần giống nước chấm bún chả vậy, phải đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt. Nhưng chỉ vừa đủ, để chúng hòa vào nhau, thành một thứ nước chấm ngon lành đến độ uống suông cũng hết cả bát.

3.Vậy thế nào là một xuất bánh Tôm đúng chuẩn? Đó là, sau

khi rán Bánh Tôm phải có màu vàng, màu vàng của tôm và của bánh không có sự khác biệt, bề mặt của bánh phải nhẵn, mịn, và phồng đều, bánh giòn mà không cứng, thịt tôm mềm và ngọt. Độ nở của chiếc bánh phải vừa phải, nếu bánh không nở thì

có nghĩa bánh sẽ không giòn và không hút được nhiều nước chấm, mà nếu bánh nở quá thì bánh sẽ xấu. Khi ăn ta nhúng chìm cả miếng bánh vào trong bát nước chấm nhưng miếng bánh vẫn phải giòn tan.

Bánh tôm được bán theo suất. Một suất mấy cái cũng được tính cả. Có người khen cái suất ở đây khéo quá, ăn hết miếng cuối cùng là không muốn ăn thêm nữa. Thường thì người ta cắt hai suất vào một đĩa (vì khách cũng thường đi có đôi). Một đĩa bánh, kèm một đĩa rau sống đặt giữa bàn ăn, mỗi người một bát nước chấm riêng để trước mặt. Nhìn vào bàn ăn món bánh tôm thấy được sự hài hòa của mầu sắc. Cái bánh vàng rộm điểm con tôm đỏ tươi nổi bật trên nền men sứ trắng. Rau xà lách xanh nõn nà, rau thơm xanh thẫm. Trong bát nước chấm nổi những miếng đu đủ thái mỏng trắng xanh chen với dăm lát ớt đỏ mọng.

Bánh Tôm không phải là món ăn đắt tiền hay cao sang, nhưng sự kết hợp giữa thưởng thức Bánh Tôm và thưởng ngoạn cảnh đẹp Hồ Tây thì thật là tuyệt vời mà không thể có ở những món ăn khác.

Ngày nay, cách làm Bánh Tôm là sự pha trộn giữa những gì là gia truyền, là bí quyết với nghệ thuật chế biến hiện đại chính. Vì vậy, Bánh Tôm Hồ Tây không chỉ hấp dẫn với du khách trong nước mà khách du lịch nước ngoài cũng rất thích món ăn này. Bánh Tôm đang góp phần rất quan trọng vào việc phát triển du lịch của Hà Nội.

Một phần của tài liệu Ẩm thực (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w