Tìm hiểu về vi điều khiển BasicStamp

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG NHẬN BIẾT NGÔN NGỮ DẤU HIỆU SỬ DỤNG CẢM BIẾN VI CƠ ĐIỆN TỬ (Trang 32 - 35)

Vi điều khiển BasicStamp được đưa vào sử dụng bởi các kỹ sư lần đầu tiên vào năm 1992. Tháng 11 năm 2004 hãng Parallax đã đưa ra hàng triệu modul BasicStamp vào quá trình sử dụng. Qua 12 năm họ đã đưa ra 6 mẫu và rất nhiều kiểu đóng gói. Vi điều khiển này có rất nhiều đặc điểm thuận lợi cho người sử dụng, cụ thể sẽđược giới thiệu ở phần sau.

2.2.1.Nguyên lý vận hành

9 Modul BasicStamp là vi điều khiển được thiết kế cho rất nhiều ứng dụng. Nhiều đề tài yêu cầu gắn hệ thống với một vài thiết bị thông minh sử dụng modul BasicStamp đểđiều khiển.

9 Mỗi vi điều khiển BasicStamp được tích hợp trên một chíp đơn bộ nhớ trong RAM và EEPROM, bộ hiệu chỉnh thế 5V, một số chân vào ra I/O (mức TTL, 0 – 5V). Modul BasicStamp có thể chạy vài nghìn lệnh trên một giây và có thể lập trình đơn giản, tuỳ theo dạng ngôn ngữ lập trình của Basic và gọi là PBASIC.

2.2.2.Phần cứng

Hình 25: Sơđồ phần cứng Vi điều khiển BasicStamp có một sốđặc điểm chính sau: 9 Kích thước nhỏ

9 Trình biên dịch BASIC được tích hợp sẵn bên trong

9 Chương trình được lưu trữ trong bộ nhớ cốđịnh (nhưng có thể xoá được) 9 Có nhiều chân vào ra có thể giao tiếp được với nhiều thiết bị khác

9 Có thể thiết lập thành các modul hoặc các thành phần riêng biệt

9 Hiện nay có rất nhiều module BasicStamp nhưng chủ yếu được chia làm 2 loại: BS1 và BS2

9 Bản mạch vi điều khiển này bao gồm các khối chính sau: • Chíp hợp dịch PBASIC

• Bộ nhớ chương trình: EEPROM với BS1 là 256byte, với BS2 là 2kbyte, có thể ghi và xoá được

• Nguồn nuôi: Cho phép lối vào từ 6 – 15V, sau đó có bộ chuyển đổi thành 5V, nguồn 5V cũng dùng để cung cấp cho vi điều khiển

9 Tuy nhiên trong đề tài này ta dùng BS2SX đây là sự mở rộng của BS2 về tốc độ và bộ nhớ. Bộ vi điều khiển này hoạt động ở tần số 50MHz, với tốc độ nhanh hơn 2.5 lần so với BS2 do đó có thể thực hiện được 10000 lệnh trong một giây. Đồng thời bộ nhớ EEPROM cũng tăng lên thành 16kbyte và chia làm 8 khối ngoài ra còn có thêm 63 byte RAM dùng để lưu dữ liệu tạm thời.

2.2.3.Ngôn ngữ BasicStamp

9 Sự phát triển PBASIC cho ta cấu trúc đơn giản, dễ lập trình rất phù hợp cho cấu trúc này và dễ dàng trong việc ghép nối điều khiển. Bao gồm nhiều cấu trúc lệnh như: GOTO, FOR...NEXT, IF...THEN...ELSE,...

9 Hoặc để gửi dữ liệu từ vi điều khiển qua cổng COM Again:

Debug cls, “Pin is: ”, dec in0 Pause 100

Goto Again

9 Đặc biệt có lệnh Pulsin để đo độ rộng xung lối ra của sensor khi ta ghép sensor với vi điều khiển

9 Đo độ rộng xung trên lối vào chân 0 ở trạng thái cao Pulsin 0,1,var1

9 Đo độ rộng xung trên lối vào chân 0 ở trạng thái thấp Pulsin 0,0,var2

9 Code của chương trình đọc dữ liệu từ 6 sensor bằng vi điều khiển BasicStamp và gửi dữ liệu qua máy tính ở phụ lục A.

Chương 3. XÂY DỰNG THIẾT BỊ GĂNG TAY CẢM

NHẬN GIA TỐC

Với cơ sở lý thuyết trên ta xây dựng một thiết bị nhận biết ngôn ngữ dấu hiệu. Thiết bị này được xây dựng chủ yếu bởi hai phần chính là thiết kế phần cứng và xây dựng phần mềm. Một yếu tố quan trọng nữa trong vấn đề này là việc chuẩn hoá các sensor, nếu việc chuẩn hoá càng chính xác thì hệđo của ta càng chính xác hơn.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG NHẬN BIẾT NGÔN NGỮ DẤU HIỆU SỬ DỤNG CẢM BIẾN VI CƠ ĐIỆN TỬ (Trang 32 - 35)