Các độ đo định lượng được sử dụng khi đánh giá hiệu năng của một giao thức định tuyến nào đó bao gồm:
Thông lượng dữ liệu đầu cuối và độ trễ: Các độ đo thống kê về hiệu năng định tuyến dữ liệu chẳng hạn như giá trị trung bình, phương sai, khả năng phân bố là rất quan trọng. Đây là các độ đo tính hiệu quả của một phương pháp định tuyến. Nói cách khác, các độ đo này sẽ đo xem một giao thức định tuyến tực hiện công việc của nó tốt đến mức nào.
Thời gian tìm đường: Đây là một dạng độ đo thời gian trễ đầu cuối được áp dụng khi đánh giá hiệu năng của các giao thức định tuyến hoạt động theo yêu cầu. Thời gian tìm đường là thời gian cần thiết để thiết lập một con đường khi có yêu cầu.
Phần trăm truyền không theo thứ tự: Một độ đo ngoài khi đánh giá hiệu năng của các giao thức định tuyến dạng không kết nối liên quan đến toàn bộ các giao thức ở tầng chuyển vận chẳng hạn như TCP (yêu cầu truyền theo thứ tự).
Độ hiệu quả: Nếu tính hiệu quả định tuyến dữ liệu là một độ đo ngoài về hiệu năng một chính sách định tuyến thì độ hiệu quả là độ đo trong của tính hiệu quả của các chính sách định tuyến. Để đạt được một cấp độ về hiệu năng định tuyến dữ liệu cho trước nào đó, hai chính sách định tuyến khác nhau có thể sử dụng lượng thông tin điều khiển khác nhau phụ thuộc vào độ hiệu quả trong của chúng. Độ hiệu quả của giao thức có thể hoặc không có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng định tuyến dữ liệu. Nếu việc truyền dữ liệu và thông tin điều khiển phải chia sẻ chung một kênh truyền và dung lượng của kênh truyền bị giới hạn thì việc đòi hỏi truyền thông tin điều khiển quá nhiều sẽ làm giảm hiệu năng định tuyến dữ liệu.
Để làm rõ hơn độ hiệu quả trong của một giao thức, có một số thông số sau được đưa ra:
Giá trị trung bình của số lượng bit dữ liệu phải truyền chia cho số lượng bit cần truyền. Đây là một độ đo độ hiệu quả của việc truyền
dữ liệu trong mạng. Nói một cách gián tiếp, nó cung cấp số chặng trung bình mà các gói dữ liệu phải vượt qua.
Giá trị trung bình của số bit điều khiển phải truyền chia cho số bit dữ liệu cần truyền. Độ đo này là độ đo tính hiệu quả của giao thức về khả năng sử dụng dung lượng đường truyền dữ liệu để truyền các thông tin điều khiển. Thông tin điều khiển ở đây không chỉ là các bit trong các gói tin điều khiển định tuyến và còn là các bit trong phần header của các gói tin dữ liệu. Nói cách khác, những gì không phải là dữ liệu trong các gói tin sẽ là thông tin điều khiển và nó sẽ được tính là phần điều khiển của một giao thức.
Giá trị trung bình của số lượng gói tin dữ liệu và gói tin điều khiển chia được truyền chia cho số lượng gói tin dữ liệu cần truyền. Thay vì việc đo độ hiệu quả của thuật toán theo dạng tính bằng bit, độ đo này sẽ đo độ hiệu quả của việc truy nhập kênh truyền của một giao thức.
Một số tham số sau cần phải quan tâm tới là “ngữ cảnh” của mạng khi ta thực hiện việc đánh giá hiệu năng của một giao thức:
Kích thước mạng – được đo bằng số lượng các nút.
Kết nối mạng – số lượng các nút hàng xóm trung bình quanh mỗi nút. Tốc độ thay đổi hình trạng mạng
Dung lượng của liên kết – tốc độ liên kết có thật được đo bằng số bit/giây Phần các liên kết một chiều – liên quan đến tính hiệu quả của một giao
thức thực hiện khi có mặt các liên kết một chiều.
Dạng truyền – liên quan đến tính hiệu quả của một giao thức trong việc thích nghi với các dạng thức truyền khác nhau.
Tính di động – hình trạng mạng biến đổi theo thời gian và không gian đều ảnh hưởng đến hiệu năng của một giao thức định tuyến nào đó.
Số lượng và tần số xuất hiện các nút không hoạt động - liên quan đến cách thực hiện của một giao thức khi có một cả các nút đang hoạt động và nút không hoạt động.
Một giao thức trong mạng Ad-Hoc có thể hoạt động một cách có hiệu quả qua nhiều hoàn cảnh mạng khác nhau – từ mạng nhỏ, mạng trong phòng thí nghiệm, nhóm mạng ad hoc đến các mạng di động lớn và nhiều chặng. Các đặc tính và độ đo đánh giá hiệu năng trong mạng Ad-Hoc đôi khi hơi khác biệt so với các mạng có dây và đa chặng truyền thống. Môi trường mạng không dây luôn là một môi trường khan hiếm về băng thông và năng lượng của các nút mạng.
Tóm lại, việc đưa mạng Ad-Hoc vào thị trường thương mại còn rất nhiều thách thức và các cơ hội nghiên cứu về mạng Ad-Hoc còn rất nhiều. Một sự thiết lập khác đi về hiệu năng đưa ra yêu cầu về các giao thức định tuyến mới để điều khiển mạng. Một câu hỏi có thể nảy sinh là “độ ‘tốt’ của một giao thức có thể được đo như thể nào”. Các độ đo về hiệu năng của các giao thức định tuyến có thể giúp ta trả lời được câu hỏi này và chúng rất có ý nghĩa khi so sánh và đánh giá hiệu năng của các giao thức. Có thể nhận ra rằng một giao thức định tuyến có khuynh hướng phù hợp với một dạng mạng đặc biệt nào đó nhưng lại không thích hợp với các dạng mạng khác. Các đặc tính của các giao thức cả về ưu điểm lẫn sự hạn chế cần phải được chú ý đến để xem chúng có phù hợp với ngữ cảnh của mạng định áp dụng hay không. Các thuộc tính này của một giao thức thường có thể tính toán được một cách ‘định tính’, ví dụ như một giao thức có thể hỗ trợ hay không thể hỗ trợ cơ chế định tuyến theo con đường ngắn nhất. Các mô tả định lượng cho phép đánh giá định lượng một cách chi tiết hơn về hiệu năng của các giao thức.