Nhưđã trình bày ở trên, nhu cầu truy cập Internet để cập nhật tin tức, giải trí, phục vụ học tập của người dân nông thôn như Tả Van là rất lớn, không khác gì người dân thành thị. Với đặc điểm địa hình phức tạp, các nguồn thông tin đến từ các con đường khác tới người dân rất hạn chế thì Internet lại càng phát huy tác dụng như một thư viện kiến thức khổng lồ.
Ghi nhận của tôi trong quá trình quan sát, nghiên cứu cho thấy, việc chuẩn hóa kiến thức về các lĩnh vực: giáo dục, y tế, nông nghiệp, du lịch... và xây dựng thành các thư viện điện tử onlineđể mọi người dân luôn có thể truy cập mọi lúc mọi nơi qua Internet là vô cùng quan trọng đối với người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên cương, hải đảo.
Khi đi về những vùng mà việc cung cấp thông tin hạn chế như nói trên, chúng ta mới nhận thấy sự quý giá của những thông tin được chuẩn hóa, chứ không phải là khi chúng ta quan sát ở thành thị, những nơi mà thông tin và tri thức có thểđến với chúng ta bằng nhiều con đường khác nhau.
Để có thể chuẩn hóa được các tài nguyên kiến thức thành các thư viện online về các lĩnh vực: giáo dục, y tế, khoa học nông nghiệp.... cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của Chính phủ, các bộ ban ngành, các cấp chính quyền. Mô hình triển khai cung cấp nội dung thông tin bước đầu được khuyến nghị là:
- Bộ giáo dục đào tạo: Chịu trách nhiệm xây dựng thư viện giáo dục online. Trong đó chuẩn hóa các khối nội dung kiến thức theo từng môn học, từng lớp học, từng cấp học. Tổng kết các mẫu, cách thức thi trắc nghiệm, và kho câu hỏi thi trắc nghiệm.... để các học sinh cũng như thầy cô giáo có thể tiếp cận dễ dàng. Hiện tại Bộ giáo dục mới chỉ có thư viện giáo trình cho cấp học cử nhân, đại học trở lên tại web site: http://ebook.moet.gov.vn/ tuy nhiên lại chưa có thư viện về giáo dục phổ thông, điều rất có ý nghĩa với các em học sinh và thầy cô giáo ở vùng sâu vùng xa, khó tiếp cận với kho sách báo tạp chí so với người dân thành thị.
- Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn: Xây dựng thư viện điện tử về khối kiến thức: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản.... Các bài học kinh nghiệp trong sản xuất và nuôi trồng. Giải đáp thắc mắc trực tuyến (trong vòng 1 tuần) cho những thắc mắc của người nông dân. Xây dựng chợđiện tử
về các mặt hàng nông lâm ngư nghiệp để người dân mọi miền có thể quảng bá sản phẩm của mình.
- Bộ y tế: Xây dựng cổng thông tin cung cấp cho người dân giá cả và tác dụng của các loại thuốc. Các triệu chứng và các bệnh phổ thông, các bài thuốc dân gian... nếu xây dựng được các chuẩn và thư viện về những nội dung này sẽ là một kho kiến thức quan trọng của các cán bộ y tế người dân ở vùng sâu, vùng xa ... những nơi mà điều kiện để được đào tạo và tựđào tạo là rất khó khăn hay thậm chí là cho cả khu vực thành thị.
- Bộ văn hóa, thể thao du lịch: xây dựng các cổng thông tin điện tử về du lịch có tính tương tác để người làm du lịch ở mọi miền tổ quốc có thể quảng bá những điểm đến hấp dẫn của mình. Tạo thành một kênh thông tin du lịch hấp dẫn. Xây dựng các trang thôn tin chuẩn hóa về văn hóa các dân tộc, vùng miền của Việt nam có tính tương tác để những người dân ở các miền có thể
cung cấp các thông tin về các nét văn hóa của mình chứ không chỉ là từ các nhà nghiên cứu như hiện nay. Việc này nếu phát động tốt tới mọi người dân và có đội ngũ biên tập đủ mạnh có thể là một kênh trực tuyến giúp giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa.
- Bộ thông tin và truyền thông: Bộ là đơn vị quản lý nhà nước đối với công tác truyền thông mang thông tin tới mọi người dân, đồng thời cũng là đơn vị
quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông. Bộ sẽ triển khai các chính sách thích hợp về việc cung cấp nội dung thông tin điện tử cũng như các chính sách cho các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông để các doanh nghiệp có kinh phí và động lực phát triển hạ tầng viễn thông ở khu vực này. Hiện tại có một đơn vị trực thuộc Bộ là Quỹ viễn dịch vụ viễn thông công ích (VTF) chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ viễn thông giá rẻ tới người dân các vùng sâu, vùng xa, hải đảo.