Đặc điểm điển hình của địa điểm thử nghiệm

Một phần của tài liệu 221581 (Trang 93 - 95)

Tả Van là một xã thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai nằm trên vùng núi cao phía Bắc nước ta.

Tả Van nằm cách thị trấn SaPa 9km, nằm trong một thung lũng của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Đường đến Tả Van rất hiểm trở, có núi cao và suối chảy qua Xã.

Việc triển khai hạ tầng viễn thông tới đây gặp rất nhiều khó khăn. Toàn xã chỉ có 2

đường điện thoại (01 ở UBND xã và 01 ở điểm bưu điện văn hóa xã) nhưng cũng rất chập chờn, mưa gió là không thể thực hiện cuộc gọi. Sóng di động ởđây rất yếu, có thể nói là hầu như không có sóng di động.

Hình 4.1: Toàn cảnh thung lũng Tả Van

Báo chí, thông tin hằng ngày tới Tả Van chỉ có một số báo phát đến UBND Xã và điểm bưu điện Văn hóa Xã, hầu như người dân nơi đây hầu như không có điều kiện để cập nhật thông tin. Xã vùng cao này gần như biệt lập với sự phát triển như

vũ bão của công nghệ thông tin và viễn thông ở nước ta hiện nay.

Với địa hình hiểm trở, việc triển khai hạ tầng viễn thông theo cách thông thường là kéo cáp tới đây có thể nói là vô cùng khó khăn và tốn kém. Nếu sử dụng Viba thì do địa hình che khuất bởi nhiều dãy núi đan xen sẽ phải thiết lập nhiều trạm Viba, vấn đề triển khai và duy trì nguồn điện cho các trạm này sẽ rất khó khăn và không khả thi. Có thể nói Tả Van là điển hình của một xã vùng sâu vùng xa của Việt Nam với hạ tầng viễn thông rất kém hoặc gần như không có.

Với những ưu việt của WiMAX, nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn Tả Van

để thực hiện thử nghiệm và đánh giá tính khả thi của các yếu tố kinh tế, xã hội, giáo dục của mô hình triển khai nơi đây, nhằm đưa ra một kết quả nghiên cứu điển hình

để ứng dụng WiMAX trong việc mang băng thông rộng về vùng nông thôn, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn trong việc tiếp cận kho thông tin khổng lỗ trên Internet, cũng như cung cấp giải pháp gọi điện thoại VoIP giá rẻ

tới vùng nông thôn.

Một phần của tài liệu 221581 (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)