Chúng tôi lựa chọn 10 cặp truyền thông (sender, receiver) truyền phát dữ liệu. Chúng được sắp xếp phân bố hợp lý trên khu vực mô phỏng sao cho đảm bảo có đủ các chặng truyền phát với độ dài khác nhau, từ các cặp truyền thông nằm gần nhau nhất tới các cặp truyền thông nằm xa nhau nhất có thể trong khu vực mô phỏng , các nút mạng còn lại tham gia vào quá trình định tuyến với vai trò là nút trung gian chuyển tiếp gói tin.
Giao thức TCP được chúng tôi lựa chọn để đưa vào mô phỏng bởi trong các ứng dụng trên thực tế hầu hết đều hoạt động dựa trên giao thức này. Các nguồn phát sinh lưu lượng sử dụng giao thức FTP để truyền.
NS-2 hỗ trợ một số công cụ để tạo ra các file ngữ cảnh một cách tự động và ngẫu nhiên. Các công cụ này nằm trong thư mục: …/ns-2/indep-utils/cmu-scen-gen/, với các tính năng sau:
• setdest: Là công cụ viết trên nền C++, giúp cho người nghiên cứu tạo ra các
kịch bản bao gồm vị trí ban đầu của nút di động và sự di chuyển của chúng. Trong công cụ này, chúng ta coi tọa độ z của các nút đều bằng 0 và các nút di chuyển trên cùng một mặt phẳng. Thực hiện setdest bằng cách gõ lệnh như sau:
./setdest -n <num of nodes> -p <pausetime> -s <maxspeed> -t <simtime> -x <maxx> -y <maxy> > <outdir>/<scenario-file>
• cbrgen.tcl: Là công cụ viết bằng ngôn ngữ tcl, sử dụng thông qua bộ thông dịch
ns-2, giúp người nghiên cứu có thể tạo ra các kịch bản truyền thông trên nền giao thức giao vận TCP. Câu lệnh:
ns cbrgen.tcl [-type cbr|tcp] [-nn nodes] [-seed seed] [-mc connections] [-rate rate] > <outdir>/<scenario-file>
Sử dụng các công cụ này giúp người nghiên cứu tạo ra các kịch bản truyền thông cũng như di chuyển của mạng với số lượng các nút di động là tương đối lớn. Tuy nhiên việc tạo ra các kịch bản này là ngẫu nhiên, có thể không theo ý muốn của người nghiên cứu, nên trong nhiều trường hợp người nghiên cứu phải tự viết ra các kịch bản truyền thông có ý nghĩa mô phỏng điển hình.