Các thuật toán định tuyến truyền thống

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CHUYỂN ĐỘNG CÁC NÚT MẠNG ĐẾN HIỆU SUẤT CỦA MỘT SỐ GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN TRONG MANET (Trang 25 - 26)

Các giao thức định tuyến truyền thống thường sử dụng hai giải thuật:  Distance Vector: RIP , IGRP,...

Nguyên tắc hoạt động: mỗi router sẻ gửi bảng định tuyến của mình cho tất cả các router được nối trực tiếp với nó . Các router đó so sánh với bảng bảng định tuyến mà mình hiện có và kiểm tra lại các tuyến đường của mình với các tuyến đường mới nhận được, tuyến đường nào tối ưu hơn sẽ được đưa vào bảng định tuyến. Các gói tin cập nhật sẽ được gửi theo định kỳ (30 giây với RIP ,90 giây đối với IGRP) [9].

Ưu điểm:

Dễ cấu hình, router không phải xử lý nhiều nên không tốn nhiều dung lượng bộ nhớ và CPU có tốc độ xử lý nhanh hơn.

Nhược điểm:

- Hệ thống metric quá đơn giản (như Rip chỉ là hop-count ) dẫn đến việc các tuyến đường được chọn vào bảng định tuyến chưa phải tuyến đường tốt nhất.

- Vì các gói tin cập nhật được gửi theo định kỳ nên một lượng băng thông đáng kể sẽ bị chiếm.

- Do Router hội tụ chậm, dẫn đến việc sai lệch trong bảng địn tuyến gây nên hiện tượng vòng lặp (loop).

Link state: OSPF, IS-IS

Nguyên tắc hoạt động: Các router không gửi bảng định tuyến của mình, mà chỉ gửi tình trạng của các đường liên kết trong cơ sở dữ liệu trạng thái liên kết (linkstate- database) của mình đi cho các router khác, các router sẽ áp dụng giải thuật SPF (shortest path first ), để tự xây dựng bảng định tuyến riêng cho mình. Khi mạng đã hội tụ, các giao thức Link state sẽ không gửi cập nhật định kỳ mà chỉ gửi khi nào có sự thay đổi trong mạng (1 đường bị down , cần sử dụng đường dự phòng).

Ưu điểm:

Có thể thích nghi được với đa số hệ thống, cho phép người thiết kế có thể thiết kế mạng linh hoạt, phản ứng nhanh với tình huống xảy ra. Do không gởi cập nhật định kỳ như Distance Vector, nên Link State bảo đảm được băng thông cho các đường mạng.

Nhược điểm:

- Do router phải xử lý nhiều, nên chiếm nhiều bộ nhớ, tốc độ CPU chậm hơn nên tăng độ trễ

Việc sử dụng các giao thức định tuyến truyền thống trong mạng MANET sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề trở ngại cần giải quyết:

• Tiêu tốn năng lượng nguồn nuôi cho các cập nhập định kỳ như trong giao thức định tuyến Distance Vector.

• Tiêu tốn băng thông mạng cho các cập nhập định kỳ.

• Làm quá tải bộ vi xử lý của thiết bị: khi các thông tin cập nhật, số nút mạng tăng lên.

• Tạo ra nhiều đường đi dư thừa

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CHUYỂN ĐỘNG CÁC NÚT MẠNG ĐẾN HIỆU SUẤT CỦA MỘT SỐ GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN TRONG MANET (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w