Sửa chữa bằng cách nắn hoặc nung nĩng cục bộ.
a) Nắn trục. Cĩ thể nắn ở trạng thái nguội hoặc nĩng. Nhưng khi nung nĩng, trục dễ bị ơxy hố và biến dạng, cho nên chỉ nắn nĩng khi nào khơng thể dùng nắn nguội được. Những trục «mềm» hoặc cĩ đường kính nhỏ hơn 50mm đều được nắn nguội. Trục là «mềm» hay «cứng» căn cứ vào tương quan kích thước giữa đường kính và chiều dài trục nhưng lúc này chỉ tính bằng khoảng cách giữa hai điểm tỳ xa nhất dùng để nắn chứ khơng phải là tồn bộ chiều dài trục. Khi nắn nĩng cần phải nung tới nhiệt độ rèn. Ở nhiệt độ thấp hơn, nhất là trong khoảng 150 – 4500C, khi nắn dễ tạo thành vết nứt trong kim loại và cĩ thể làm gãy trục. Cĩ thể nắn trên các máy ép vít hoặc máy ép thuỷ lực. Máy ép thuỷ lực được dùng tiện lợi và phổ biến nhất.
Máy ép thuỷ lực để nắn trục gồm cĩ một bàn nắn với các mũi tâm và khối V. Bàn nắn cĩ thể tháo lắp dễ dàng với bàn máy ép. Để nắn trục, ta đặt trục vào hai khối V sao cho phần cong của trục ở giữa hai khối V, rồi di chuyển cùng hai khối V dọc bàn máy cho phần cong lồi nhất của trục tới vị trí phía dưới píttơng của máy. Ép pittơng xuống để nắn thẳng trục rồi kiểm tra. Nếu trục cĩ hai lỗ tâm, độ thẳng của trục được kiểm tra lên các lỗ tâm và dùng đồng hồ so. Nếu khơng cĩ lỗ tâm, độ thẳng của trục được kiểm tra trên bàn lấy dấu (bàn máp) bằng cách nhìn ánh sáng lọt qua khe hở ở đường tiếp xúc với bàn máp hoặc dùng căn lá lùa vào khe hở đĩ. Những trục khơng lớn lắm cĩ thể nắn và kiểm tra độ thẳng trên máy tiện; lúc này ta dùng đồ gá nắn trục để cho máy khơng chịu lực nắn. Một trong số các đồ gá đĩ được giới thiệu trên hình 5 – 3. Nếu khơng cĩ đồ gá, khơng được nắn trên máy tiện bằng cách gá trục vào hai mũi tâm, hoặc cặp vào mâm cặp và luynet tĩnh rồi dùng bàn dao nắn trục. Làm như vậy ảnh hưởng rất xấu đến độ chính xác của máy.
Nắn bằng tay trên các bàn ép kiểu vít địi hỏi phải khéo léo và tốn sức vì vậy chỉ dùng đối với những trục cĩ mặt cắt ngang nhỏ khi khơng cĩ các thiết bị cơ khí.
b) Nung nĩng cục bộ để nắn trục. Song song với phương pháp cơ khí, phương pháp này đang được sử dụng rất hiệu quả để nắn thẳng trục cĩ mặt cắt vuơng hoặc trịn. Khi trục bị cong sẽ cĩ những thớ vật liệu bị kéo dài và những thớ bị co ngắn. Nung nĩng phần lồi ở các đoạn cong tới một nhiệt độ xác định rồi để nguội thì kim loại ở phần này bị chồn, làm cho các thớ co lại, do đĩ trục thẳng ra.
So với phương pháp nắn cơ khí, phương pháp này cĩ ưu điểm là rất chắc chắn. Nung nĩng cục bộ cĩ thể nắn thẳng những trục cĩ kích thước và lực nắn yêu cầu lớn mà các máy nắn cơ khí khơng đáp ứng được. Đối với các chi tiết khơng phải họ trục (như tấm, hộp…), những chi tiết bằng gang đúc v.v… chỉ cĩ một biện pháp làm thẳng (hoặc làm phẳng) duy nhất là nung nĩng cục bộ. Đặc điểm của phương pháp này là rất vạn năng, nĩ cĩ thể nắn các loại chi tiết thuộc đủ mọi hình dáng, kích thước khác nhau từ vài milimet đến vài phần trăm milimet.
Việc nung nĩng các chi tiết để nắn phải làm thật mạnh mẽ và tập trung. Ngọn lửa oxy – dầu hoả hoặc oxy – xăng cũng dùng được nhưng hiệu quả kém hơn. Cĩ thể dùng các mỏ hàn
Hình 5 – 3. Một loại đồ gá nắn trục trên máy tiện
thơng thường vào việc này. Khi chọn mỏ hàn để nung nĩng thường lấy cao hơn 1-2 số so với mỏ hàn để hàn chi tiết đã cho.
Thực nghiệm cho biết thời gian cần thiết để nắn trục cĩ đường kính 250mm, độ cong 0,6mm (độ cong của trục là độ đảo của tâm khi trục quay) bằng mỏ hàn số 7 mất khoảng 15ph. Khi dùng mỏ hàn số 6, thời gian nắn tăng gấp rưỡi, dùng mỏ hàn số 5 thời gian ngắn tăng gấp đơi.
Khi nắn, trục được gá trên hai mũi tâm hoặc cặp trong mâm cặp và luynet tĩnh trên máy tiện, phần cong lồi của trục hướng lên trên. Xác định chỗ lồi nhất của trục rồi đánh dấu bằng một đường dọc theo đường sinh trục, chỗ lồi nhất ở giữa đường lấy dấu. Đặt hai đồng hồ so ở mép dưới của trục gần chỗ cần nắn để quan sát kết quả (h.5-4).
Nung nĩng tới 800 – 9000C. Nhiệt độ nung được xác định bằng nhiệt ngẫu (1), khi đã cĩ kinh nghiệm, cĩ thể nhìn màu để xác định nhiệt độ. Phải dịch chuyển mỏ hàn đều đặn theo đường nung (đường đánh dấu).
Hình 5 – 4. Nắn trục bằng phương pháp nung nĩng
Để tập trung nhiệt vào chỗ cần nung, dùng một tấm amiăng để hở chỗ cần nung. Khoảng hở cĩ kích thước dọc trục bằng 0,12d và theo chu vi là 0,3d, trong đĩ d là đường kính trục; như vậy sẽ hạn chế được nhiệt truyền vơ ích sang các vùng xung quanh.
Các hiện tượng xảy ra khi nắn trục bằng cách nung nĩng cục bộ là : do bị nung nĩng, các lớp kim loại ở chỗ nung giãn ra, trục lại bị cong hơn nữa làm cho lớp kim loại phía đối diện càng bị co lại. Nhiệt độ càng tăng thì sự biến dạng của trục càng tăng, tới khi nhiệt độ đạt đến 8000 C thì kim loại ở phần nung trở nên dẻo, bắt đầu bị co lại, đồng thời kim loại ở phía đối diện với chỗ nung cĩ xu hướng dãn dài trở lại vì lúc này ứng suất nén dư ở đây thắng lực biến dạng nhiệt tác dụng vào các thớ ở phần được nung nĩng. Vì vậy nếu giữ ở nhiệt độ 8000C hoặc tiếp tục tăng lên gần 9000C thì trục lại dần dần thẳng ra ; theo kinh nghiệm thì tới một lúc nào đĩ ta ngừng nung nĩng để trục nguội dần cho tới khi bằng nhiệt độ khơng khí xung quanh.
Trong quá trình nguội, trục lại thẳng ra hơn, vì lớp kim loại nung nĩng khi nguội sẽ co lại. Quá trình trục thẳng dần được phản ảnh rất rõ bằng chỉ số trên mặt đồng hồ so. Sau một lần nung, nếu trục chưa thẳng hẳn, cĩ thể nung thêm vài lần nữa, nhưng khơng nung chi tiết hai lần cùng một chỗ mà lần sau chệch một ít so với lần trước. Cĩ thể làm nguội trục nhanh hơn bằng cách thổi khơng khí nén hoặc tưới nước. Chỉ được làm nguội nhanh khi chi tiết đã hạ nhiệt độ xuống 300 – 4000C (để tránh bị tơi, tạo nên tổ chức khơng cơng bằng và ứng suất dư lớn trong chi tiết).
Nắn bằng nhiệt tạo nên ứng suất trong chi tiết mà trị số ứng suất này khơng kiểm tra được và cĩ thể phá hoại dáng hình học đúng đắn của đường tâm trục đã nắn trong quá trình làm việc sau này. Để đảm bảo duy trì dạng thẳng của đường tâm trục vừa nắn được, tốt nhất là phải ủ sau khi nắn. Cách ủ như sau :
+ Cho trục quay chậm. Chỗ cần ủ, được đốt nĩng trên tồn bộ chu vi bằng ngọn lửa ơxy- acêtylen tới 300 – 5000C. Tốc độ nung khơng quá 150 - 2000C trong một giờ. Duy trì ở 3500C ít nhất một giờ. Sau đĩ nhanh chĩng dùng vải amiăng cách nhiệt bọc quanh chỗ vừa đốt để giữ nhiệt, do đĩ trục nguội chậm tới nhiệt độ bình thường. Ủ xong, kiểm tra độ thẳng của trục bằng đồng hồ so. Sau khi ủ, nếu trục vẫn giữ hình dạng như sau khi nắn thì chắc chắn là tốt.
+ Theo cường độ và thời gian nung nĩng, giữ nhiệt và làm nguội mà độ chính xác khi nắn trục đạt những trị số khác nhau. Khi nắn, cĩ kinh nghiệm, cĩ thể đạt độ thẳng của trục tới 0,03mm (tức độ đảo của tâm trục khơng quá 0,03mm).