Trục bị mịn ngõng và mất độ nhẵn cần thiết :

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA MÁY - Bài 3 CHUẨN BỊ SỬA CHỮA MÁY doc (Trang 28 - 31)

a) Sửa chữa ngõng trục tới kích thước nhỏ hơn kích thước ban đầu, áp dụng cho các ngõng trục quay trong ổ trượt, đồng thời sửa chữa ổ trượt, cho tráng lại hoặc thay thế mới. Nếu ngõng trục mịn chưa tới 0,2 – 0,3 mm chỉ mài để đạt độ ơ van, độ cơn và độ nhẵn bề mặt cần thiết, bạc được sửa chữa hoặc gia cơng mới sao cho đạt độ chính xác với trục đã mài... Những trục cĩ độ mịn lớn hơn phải tiện trước khi mài. Những ngõng trục đã được tơi cứng phải ủ hoặc dùng dao hợp kim gia cơng. Khi dùng biện pháp này đối với những trục chịu tải trọng va đập, cho phép giảm đường kính trục khơng quá 5%, với những trục chịu tải trọng tĩnh, độ giảm đường kính trục, khơng được để lại vết xước, sây sát hoặc vết dao ở gĩc lượn chuyển tiếp và khơng được giảm bán kính gĩc lượn vì như vậy sẽ gây ứng suất tập trung, làm yếu trục cĩ thể gãy trục sau này. Các gĩc lượn của trục lớn quay chậm bị mịn nhiều thì đắp ủ rồi tiện và mài.

Độ ơ van của trục cĩ số vịng quay trung bình cho phép giới hạn đảm bảo điều kiện ma sát ướt, tuỳ theo khe hở ban đầu, độ ơ van cực đại cho phép của trục đĩ cĩ thể được xác định theo cơng thức : k a k m   1 . 5 , 0

Trong đĩ : m - độ ơ van cho phép, tức là hiệu số cho phép giữa đường kính lớn nhất và đường kính nhỏ nhất của ngõng.

k – hệ số (đối với trục quay trong bạc lĩt hợp kim đồng, lấy k = 0,5, quay trong bạc lĩt babit, lấy k = 0,30).

Đối với những máy cao tốc, độ ơ van cực đại cho phép của ngõng trục được xác định xuất phát từ điều kiện rung của máy.

Độ cơn của ngõng trục khơng được vượt quá dung sai về độ ơ van ; độ cơn của ngõng ở những chỗ lắp ghép phải nằm trong giới hạn dung sai lắp ghép.

Độ cơn và độ ơ van nhỏ hơn 0,2mm cũng như những vết sây sát và vết xước nơng trên ngõng trục được loại trừ bằng cách mài trên máy tiện bằng giấy nhám mịn hoặc bằng bột mài nhão trong vịng kẹp gỗ (h.5 – 1). Khi sai lệch kích thước trên 0,4 mm thì tiện rồi mài. Để bề mặt ngõng trục thật nhẵn, ta tiện làm hai bước (thơ và tinh) với chiều sâu cắt nhỏ, tốc độ cắt lớn (200 – 300m/ph) và lượng chạy dao nhỏ (0,065 – 0,1mm/vg), dùng dao mài thật tốt với gĩc trước ( lớn, và bán kính đầu dao nhỏ. Dao kiểu này sẽ làm lực cắt hướng kính nhỏ, do đĩ trục ít bị uốn . Sau khi tiện đánh bĩng bề mặt ngõng trục bằng giấy nhám mịn trên máy tiện hoặc bằng bột mài trong kẹp gỗ.

Hình 5 – 1. Một cách mài trục trên máy tiện

b) Những ngõng trục lắp với ổ lăn phải phục hồi tới kích thước ban đầu : nếu ngõng trục mịn ít, ta mạ crơm (chiều dày lớn nhất của lớp mạ crơm chỉ tới vài trăm micrơmet) rồi mài ; Nếu mịn nhiều thì mài thép, phun thép hoặc hàn điện hồ quang rung sau đĩ tiện rồi mài.

Ngõng các trục chỉ chịu tải tĩnh bị mịn nhiều thường được phục hồi bằng hàn điện hồ quang rung hoặc đắp kim loại bằng hàn hồ quang. Khi hàn hồ quang rung cần hàn thành đường xoắn ốc giống như đường ren, cịn hàn hồ quang thường cần hàn dọc theo đường sinh và phải bố trí thứ tự các đường hàn sao cho những đường hàn liên tiếp nhau phải đối xứng với nhau qua tâm để giảm sự cong của trục (giống thứ tự khi hàn trục then hoa). Sau khi hàn xong đều phải ủ rồi tiện và mài.

Ngõng trục then hoa cũng được phục hồi như ngõng trục trơn. Nếu bị mịn cả phần then hoa và ngõng trục thì phải phục hồi phần then hoa trước, phần ngõng sau vì khi hàn đắp then hoa dễ gây biến dạng cho trục. Ví dụ nếu một trục then hoa bị mịn phần then hoa, phần ngõng trục mịn ít, tiến hành phục hồi theo thứ tự các nguyên cơng sau đây :

Chuẩn bị then hoa để hàn đắp. Hàn đắp then hoa.

Nắn trục.

Gia cơng sơ bộ lớp kim loại hàn đắp (gia cơng thơ). Nhiệt luyện.

Nắn trục .

Chuẩn bị ngõng trục để mạ.(làm sạch, tẩm thực) Mạ (ni ken, crơm hoặc thép).

Gia cơng tính then hoa và ngõng trục (mài, đánh bĩng).

c) Khi khơng thể hoặc khơng muốn chế tạo ổ trượt mới, ta mạ hoặc hàn đắp ngõng trục rồi gia cơng cơ tới kích thước vượt quá kích thước ban đầu cịn bạc lĩt được tiện và doa. Gia cơng cơ trục và bạc lúc này khơng nhất thiết phải lấy dung sai kích thước theo hệ lỗ mà cĩ thể tuỳ ý chọn sao cho tiện lợi nhất, miễn là đảm bảo dung sai của mối ghép.

d) Trường hợp trục bị mịn nhiều cịn cĩ thể dùng bạc sửa chữa ép vào trục cũ (lắp chặt) rồi gia cơng bạc này đạt kích thước và độ nhẵn bề mặt cần thiết. Thứ tự cơng việc như sau :

Ủ ngõng trục rồi tiện ngõng và ép một bạc cĩ vật liệu giống như vật liệu của ngõng vào. Hàn bạc với ngõng ở mặt đầu rồi gia cơng bạc (tiện, nhiệt luyện , mài).

Cũng cĩ thể ghép bạc sửa chữa vào ngõng bằng keo dán. Dùng keo dán tránh được khuyết điểm của phương pháp lắp chặt là tạo nên ứng suất trong lớn tại mối ghép giữa bạc sửa chữa với ngõng trục làm cho độ bền mỏi của ngõng sai khi sửa bị yếu đi. Thực tế sử dụng cho thấy các mối ghép bằng keo dán trong trường hợp này rất bền.

Như vậy khi phục hồi các ngõng trục bị mịn, ta luơn luơn phải gia cơng cơ ngõng. Trước khi gia cơng phải kiểm tra tình trạng các chuẩn cơng nghệ (lỗ tâm, lỗ cơn, gờ định tâm…) và khi cần thì sửa lại. Sửa chữa các lỗ tâm hỏng bằng dao cắt, mũi khoan tâm hoặc đá mài hình bút.

Hình 5 – 2. Lắp trục để sửa chữa lỗ tâm

Khi sửa chữa lỗ tâm (h.5- 2), ta cặp một đầu trục lên mâm cặp bốn chấu cịn đầu kia để trong luynet, rồi kiểm tra sự chính xác gá đặt bằng đồng hồ so theo các ngõng trục khơng bị hư hỏng. Sau đĩ gia cơng sửa chữa lỗ tâm.

Tất cả những ngõng trục được phục hồi bằng mạ hoặc hàn đắp, khi dùng nên dùng đá mài cĩ rãnh động nhân tạo cĩ độ cứng MV2 và độ hạt 46 – 60 (theo tiêu chuẩn nhà máy đá mài Hải Dương).

Chế độ mài ngõng trục trên máy mài trịn đối với các trường hợp phục hồi được nêu trong bảng 5 – 1.

Bảng 5 – 1

CHẾ ĐỘ MÀI MỊN NGÕNG TRỤC TRÊN MÁY MÀI TRỊN

Các trường hợp mài trục Tốc độ của

trục, m/ph Tốc độ của đá mài, m/s Chiều sâu mài mm Lượng chạy dao chi tiết mm/vg

Mài trục đến kích thước sừa chữa 9 30 - 35 0,02 7 – 9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Màitrục được hàn đắp 11 – 12 25 – 30 0,02 7 – 9

Mài trục được mạ phun kim loại 10 – 14 20 – 25 0,015 5

Mài trục mạ crơm 5 – 6 25 – 35 0,015 5 – 6

Khi mài bằng đồ gá trên máy tiện, cĩ thể dùng các chế độ mài trên đây nhưng tốc độ của đá phải giảm đi 15 – 20%

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA MÁY - Bài 3 CHUẨN BỊ SỬA CHỮA MÁY doc (Trang 28 - 31)