Quy trình bảo lãnh:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (Trang 69 - 71)

3. Những vấn đề tồn tại và khó khăn trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Nội.

3.6.Quy trình bảo lãnh:

Chi nhánh cha có quy trình bảo lãnh phù hợp thực tế. Việc thực hiện bảo lãnh cha nhất quán đặc biệt giữa vụ sở chính với các chi nhánh huyện. Tuy rằng quy chế đợc ban hành theo toàn ngành, các chi nhánh phải tuân theo những áp dụng nhu thế nào cho linh hoạt hiệu quả lại là vấn đề khó khăn. Thực tế hiện nay do những vớng mắc trong quy định

khiến bảo lãnh phải qua nhiều khâu trình ký, quá trình xét duyệt kéo dài làm lỡ hợp đồng làm ăn của khách hàng.

Trong quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh còn nhiều điểm cần xem xét sửa đổi nh:

- Cha chú ý tới khâu tìm kiếm khách hàng mới, hầu hết vẫn là các khách hàng truyền thống của ngân hàng . Do cha có quy trình cụ thể nên nhiều khi khách hàng không nắm đợc các công việc cần làm nên có khách hàng tới bảo lãnh đã lên thẳng phòng Giám đốc mà không qua phòng tín dụng.

- Mặc dù thẩm định dự án đầu t và thẩm định tín dụng là một thế mạnh của ngân hàng đầu t, nhng khấu thẩm định trong quy trình bảo lãnh cha đợc chú ý đúng mức. Quan niệm này xuất phát từ việc cho rằng tiền ký quỹ và các tài sản bảo đảm có thể bảo đảm các rủi ro cho ngân hàng. Nhng nếu ngân hàng bảo lãnh cho khách hàng không đủ năng lực thực hiện hợp đồng thì dù khách hàng có ký quỹ 100%, ngân hàng không chịu rủi ro nhng uy tín của ngân hàng bị giảm sút.

- Thời gian từ khi khách hàng xin bảo lãnh đến khi ngân hàng phát hành th bảo lãnh còn lâu do khâu xét duyệt và trình ký giữa tín dụng-kế toán và Giám đốc. Chẳng hạn những món bảo lãnh phải ký quỹ hay bảo đảm bằng tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, từ phòng tín dụng xét duyệt đ- ợc giám đốc đòng ý phải qua phòng kế toán kiểm tra và lại trình lên giám đốc quyết định ký phát th bảo lãnh . Quy trình nh vậy đảm bảo sự an toàn nhng gây cho khách hàng phải đợi lâu.

- Trong khâu theo dõi khi món bảo lãnh còn hiệu lực, ngân hàng cần phải theo dõi đôn đốc ngời đợc bảo lãnh thực hiện đúngcác cam kết với ngời yêu cầu bảo lãnh. Nhng hầu hết các công trình , dự án khách hàng của Ngân hàng Đầu t và Phát triển thi công đều ở rất xa, rải rác trên khắp mọi miền đất nớc nên ngân hàng gặp khó khăn trong việc theo dõi tiến độ thực hiện công trình.

Hơn nữa với các món bảo lãnh bảo bằng hợp đồng thi công chỉ định chuyển tiền về tài khoản tại Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Nội, do công trình thi công ở xa nên ngân hàng khó theo dõi chính xác khách hàng có tuân thủ đúng quy định này không. Hiện nay, việc này thực hiện dựa vào sự trung thực, giữ uy tín của khách hàng.

Với các tài sản thế chấp ngân hàng đánh giá một lần trớc khi bảo lãnh: Nếu bảo lãnh thời hạn dài giá trị tài sản này giảm đi, rủi ro xảy ngân hàng sẽ chịu thiệt hại khi phát mại tài sản.

Tóm lại trong quy trình bảo lãnh của chi nhánh còn nhiều bất cập. Hiện nay cha có rủi ro nào xảy ra, nhng rủi ro tiềm ẩn không phải là không có. Nhất là với các món bảo lãnh trong thời gian dài, các doanh nghiệp xây dựng thờng bị động theo yêu cầu của chủ thầu mà có thể không dự tính chính xác tiến độ thi công của mình. Việc không bảo đảm các điều kiện hợp đồng và dẫn tới trách nhiệm thanh toán của ngân hàng rất dễ xảy ra. Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Nội thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh mới đợc 5 năm , trong đó các món bảo lãnh dài hạn chẳng hạn 4-5 năm lại mới phát sinh đến nay cha hết hiệu lực. Nh vậy không nên căn cứ vào tỷ lệ rủi ro hiện nay mà lơi là việc thực hiện đúng quy trình bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (Trang 69 - 71)