Mạch thực hiện tạo xung Set/Reset

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG THIẾT BỊ NHẬN BIẾT PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG SỬ DỤNG CẢM BIẾN TỪ TRỞ (Trang 31 - 34)

Cảm biến AMR được thiết kế theo cấu hình mạch cầu Wheatstone, với 4 thành phần từ trở, có điện áp lối ra xác định khi không có từ trường ngoài tác dụng. Cảm biến HMC 1052 được tối ưu hoá để hoạt động trong vùng tuyến tính (sự phụ thuộc của điện trở biến thiên theo giá trị góc giữa dòng điện và vector từ hoá là tuyến tính). Do đó độ lớn của từ trường chỉ trong khoảng nhất định, thì cảm biến mới có độ nhạy tốt nhất.

Hình 19. Đin tr thay đổi tuyến tính trong vùng xung quanh giá tr góc 450.

Ban đầu khi từ trường là ổn định, các moment từđồng hướng. Khi có sự thay đổi của từ trường, các moment từ sẽ bị quay, vùng từ bị nhiễu loạn, hướng của các moment từ là không xác định. Nếu sự thay đổi từ trường là nhỏ, thì sau đó các moment từ sẽ tự động trở lại trạng thái ban đầu, và do đó vector từ hoá trở lại trạng thái ban đầu. Vì vậy, trong lần sau, độ nhạy của cảm biến với sự thay đổi từ trường vẫn tốt. Trong trường hợp, sự thay đổi từ trường là quá lớn, vượt quá giới hạn cho phép của cảm biến (vượt ra ngoài vùng làm việc tuyến tính của cảm biến), thì vector từ hoá sẽ không trở lại trạng thái ban đầu khi từ trường đã ổn định trở lại. Vì vậy làm giảm hẳn độ cảm nhận của cảm biến đối với từ trường thay đổi.

Hình 20. Ba ví d v hướng ca vector từđộ trong cu trúc min ca màng

Vùng hoạt động tuyến tính của cảm biến loại HMC1052 là ±6 gauss. Nếu cảm biến này đặt trong từ trường nhỏ hơn 20 gauss thì moment từ sẽ trở lại trạng thái đã thiết lập ban đầu. Do đó không cần thiết phải thiết lập lại hướng vector từ hoá. Để phục vụ cho việc Set/Reset, trong cảm biến HMC1052 có các cuộn dây quấn cố định xung quanh các trở thành phần của cảm biến (còn gọi là strap). Khi có dòng điện chạy qua, các cuộn dây sẽ tạo ra từ trường ở xung quanh. Để có thể thiết lập lại hướng các moment từ, yêu cầu phải có từ trường mạnh tác động. Vì vậy dòng cung cấp cho các cuộn dây này cần phải lớn, để có thể tạo ra từ trường lớn xung quanh các trở thành phần. Thời gian có từ trường thực hiện Set/Reset là rất nhỏ (khoảng 25µs)

Hình 21. Sơđồ mch thc hin to xung Set/Reset

Sơ đồ trên sẽ thực hiện tạo xung vi phân từ xung vuông được tạo ra do vi điều khiển hoặc do tác động nút Reset. Trong sơ đồ trên sử dụng Darlington loại NPN D1275. Đây là transistor Darlington, nó có thể chịu dòng lớn lến tới 2A. Trên lối ra Collector của D1275, sử dụng trở công suất R47 = 10Ω. Trở này có thể chịu được công suất toả nhiệt tới 5W. Như vậy tín hiệu lối ra có dòng ~ 0.5 A. Trong thiết bị mà chúng tôi xây dựng, việc thực hiện tạo xung Set/Reset có thể thực hiện tựđộng thông qua vi điều khiển hoặc có thể thông qua nút nhấn.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG THIẾT BỊ NHẬN BIẾT PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG SỬ DỤNG CẢM BIẾN TỪ TRỞ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)