Khối truyền thông nối tiếp(UART)

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG THIẾT BỊ NHẬN BIẾT PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG SỬ DỤNG CẢM BIẾN TỪ TRỞ (Trang 30 - 31)

Trong AT90S8535 có khối thực hiện thu phát nối tiếp không đồng bộ, với các đặc điểm chính:

o Có thể tạo ra nhiều tốc độ Baud khác nhau.

o Có thể truyền thông dữ liệu có độ dài 8 hoặc 9 bit.

o Có lọc nhiễu, phát hiện lỗi: lỗi khung truyền, lỗi bit start. o Có các ngắt truyền, nhận và ngắt thanh ghi dữ liệu trống. o Có bộđệm truyền và phát (kích thước có thể là 8 hoặc 9 bit).

Việc thiết lập truyền thông nối tiếp đối với UART trong vi điều khiển là đơn giản. Quá trình thiết lập và hoạt động hoàn toàn giống với trên máy tính.

Trong ứng dụng, ta cần thu nhận dữ liệu là điện áp từ lối ra của cảm biến đã được biến đổi ADC. Giá trị ADC của một lần biến đổi có độ dài 10 bit, trong khi khối truyền thông nối tiếp không hỗ trợ truyền dữ liệu dài đến 10 bit. Do đó dữ liệu cần được xử lý trước khi truyền về máy tính. Dữ liệu 10 bit sẽđược tách và truyền theo hai byte, byte thấp và byte cao (byte thấp mang 7 bit thấp, byte cao mang 3 bit cao của giá trị ADC). Tuy nhiên các byte này cần phải được đánh dấu, để bên thu phân biệt được. Phương pháp đánh dấu bit được đưa ra ở đây là sử dụng bit cao nhất của mỗi byte truyền để đánh dấu, cụ thể: 1 thể hiện byte cao, 0 thể hiện byte thấp. Trong ứng dụng, hai bộ biến đổi ADC (ADC0 và ADC1) được sử dụng tương ứng với hai trục cảm biến, do đó khung dữ liệu sẽ có 4 byte dữ liệu. Việc phân biệt dữ liệu của từng trục trong khung là cần thiết. Giá trị 0xFF đánh dấu cho dữ liệu của ADC0, 0xFE đánh dấu cho dữ liệu ADC1. Hai giá trị trên được sử dụng để đánh dấu bởi vì các byte dữ liệu truyền sẽ không có giá trị như vậy

Như vậy một khung dữ liệu truyền dài 6 byte, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG THIẾT BỊ NHẬN BIẾT PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG SỬ DỤNG CẢM BIẾN TỪ TRỞ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)