Ví dụ tái cấu hình và thuật toán trình bày ở trên chủ yếu tập trung vào tìm kiếm một đường đi ngắn nhất khi tầng trên MPLS không thể định tuyến một LSP mới thông qua mô hình đường đi ngắn nhất hiện có. Thực tế, tái cấu hình có thể theo một xu hướng khác nghĩa là nối hai đường đi ngắn nhất. Giả sử một LSP đa đường chỉ là LSP sử dụng các đường đi ngắn nhất đó. Các đường đi ngắn nhất đó có khả năng tái cấu hình lại bằng cách loại bỏ các node trung gian bằng cách móc nối các đường đi ngắn nhất đó lại. Việc quyết định xem có móc nối hai đường đi ngắn nhất tại node tiếp xúc hay không là một quyết định cục bộ dễ dàng tại node đó. Đối với một node tiếp xúc, nếu tất cả các LSP trong đường đi ngắn nhất đến L_in tiếp tục trên cùng đường đi ngắn nhất ra L_out và tất cả các LSP trong L_out là mở rộng của các LSP đến từ L_in, nghĩa là không có LSP nào bị loại bỏ khỏi L_in và/hoặc bổ sung vào L_out tại node đó, thì cặp đường đi ngắn nhất L_in và L_out này có thể móc nối với nhau. Trong thực tế, có thể có nhiều trường hợp khác có thể kết hợp trong việc xem xét liệu có nên móc nối hai đường đi ngắn nhất như vậy hay không. Ví dụ như, quá trình bổ sung/loại bỏ của LSP trong các đường đi ngắn nhất đó trong quá khứ gần, cấp tải của các đường đi ngắn nhất đó…
Tái cấu hình theo kiểu nào cũng đòi hỏi điều khiển dịch chuyển nhất định sao cho các dịch vụ được hỗ trợ bởi các LSP quan tâm vẫn được đảm bảo trong quá trình tái cấu hình. Phần dưới đây sẽ xem xét dịch chuyển tái cấu hình.