Để có thể xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập, ngoài sự nỗ lực của bản thân các NHTM, việc hoàn thiện môi trường pháp lý và nâng cao vai trò giám sát của NHNN là vấn đề cần thiết hiện nay. Liên quan đến nội dung đề tài, tác giả nêu ra một số kiến nghị như sau:
¾ Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi (dự kiến sẽ được trình Quốc hội thông qua trong năm 2008) cần có quy định về loại hình tổ chức tín dụng theo mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng. Xây dựng và ban hành sớm những quy định cụ thể về mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng, quy mô tập đoàn về vốn điều lệ, tổng tài sản, số lượng chi nhánh, số lượng tối thiểu các công ty con trong tập đoàn. Đây sẽ là cơ sở pháp lý trực tiếp cho việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn tài chính – ngân hàng.
dịch vụ ngân hàng cụ thể của TCTD theo hướng:
− NHNN không cấp phép cho từng dịch vụ của ngân hàng, mà quy định các điều kiện cần thiết để được cung cấp dịch vụ trên cơ sở đảm bảo an toàn, có chính sách quản lý rủi ro phù hợp, có đủ năng lực cung cấp dịch vụ. Khi có đủ các điều kiện này, TCTD sẽ được cung cấp dịch vụ và NHNN chỉ giám sát, thanh tra việc cung cấp dịch vụ của TCTD trên cơ sở sự tuân thủ các điều kiện do NHNN quy định.
− NHNN không quy định cụ thể các loại dịch vụ mà TCTD được phép cung cấp trong giấy phép của từng TCTD, mà quy định nhóm các dịch vụ TCTD sẽ được cung cấp tùy thuộc vào loại hình cung cấp dịch vụ.
¾ Theo quy định hiện hành của pháp luật về dịch vụ ngân hàng, TCTD được huy động vốn dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác và được cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, cung cấp dịch vụ thanh toán và cho thuê tài chính. Nhiều dịch vụ ngân hàng thông dụng khác chưa được quy định trong Luật các TCTD như môi giới tiền tệ, bao thanh toán, thanh toán và quyết toán tài sản tài chính, hối phiếu ngân hàng, các nghiệp vụ phái sinh,…Vì vậy Luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành cần thay đổi để đáp ứng yêu cầu hội nhập ở khía cạnh quy định về loại hình dịch vụ mà TCTD được cung cấp.
¾ Hoàn thiện và ban hành kịp thời hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử như: Internet banking, home banking, mobile banking…và xây dựng các luật chuyên biệt điều chỉnh hoạt động thanh toán.
¾ Nâng cao vai trò giám sát cung ứng dịch vụ ngân hàng của NHNN theo kịp tiến trình hiện đại hóa, đặc biệt là khả năng cảnh báo sớm về những rủi ro trong hoạt động ngân hàng và thiết lập được hệ thống giám sát hữu hiệu.
Chương 3 của đề tài đã nêu lên những giải pháp thiết thực cho sự phát triển toàn diện hệ thống dịch vụ BIDV trong tiến trình hội nhập. Với sức ép phải mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ ngân hàng vào năm 2010, BIDV cần thiết phải nâng cao chất lượng dịch vụ bên cạnh việc đa dạng hoá, tăng cường bán chéo dịch vụ và phục vụ trọn gói. Đồng thời, cần hoàn thiện và thực hiện đồng bộ các chính sách của BIDV (chính sách khách hàng, chính sách giá phí, chính sách phát triển dịch vụ…), gia tăng năng lực tài chính, phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, hoàn thiện bộ máy tổ chức... Ngoài ra, trong chương 3 còn đưa ra những kiến nghị với cơ quan quản lý vĩ mô về vấn đề hoàn thiện môi trường pháp lý và nâng cao vai trò giám sát của NHNN nhằm tạo điều kiện cho các NHTM cũng như BIDV phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
KẾT LUẬN
Dịch vụ ngân hàng là lĩnh vực cạnh tranh quyết liệt trong quá trình hội nhập. Mở cửa thị trường tài chính đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng mang đến không ít thách thức cho các NHTM Việt Nam. Phát triển dịch vụ là một yêu cầu tất yếu khách quan, vấn đề là làm thế nào để hoàn thiện và phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng trong điều kiện cụ thể của BIDV?
Để giải quyết vấn đề này, từ những lý luận về dịch vụ ngân hàng và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng được đề cập ở chương 1, chương 2 của đề tài đã phân tích thực trạng cung cấp các loại dịch vụ tại BIDV. Nêu lên những vấn đề còn tồn tại và xác định nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan của những tồn tại đó.
Sau 50 năm hình thành và phát triển, BIDV đã đạt được nhiều thành công trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Từ ngân hàng chuyên cấp phát vốn thành NHTM hoạt động đa năng, đa lĩnh vực. Các dịch vụ truyền thống như: huy động vốn, tín dụng, thanh toán... đã đem lại những kết quả và lợi nhuận hoạt động cho BIDV trong một thời gian dài. Tuy nhiên, khi xét trong mối quan hệ so sánh với các đối thủ cạnh tranh về sự đa dạng hoá chủng loại dịch vụ, tiện ích và chất lượng, tính cạnh tranh, thương hiệu và cơ cấu thu nhập thì hệ thống dịch vụ BIDV vẫn còn nhiều điểm tồn tại. Nguyên nhân của những tồn tại trước tiên xuất phát từ bản thân BIDV chưa thật sự chú trọng đến vấn đề phát triển hệ thống dịch vụ một cách toàn diện. Thêm vào đó là những hạn chế về chính sách marketing, ứng dụng công nghệ, hạn chế về năng lực tài chính và chất lượng nguồn nhân lực,... Ngoài ra, một phần nguyên nhân là bởi vì những điều kiện khách quan của kinh tế, xã hội và thói quen của người dân Việt Nam.
chương 3, đề tài đã nêu lên hai nhóm giải pháp chính: các giải pháp mang tính chiến lược, lộ trình và định hướng phát triển các loại dịch vụ và nhóm giải pháp cụ thể nhằm thực hiện được những định hướng, chiến lược và lộ trình đó. Bên cạnh sự nỗ lực đa dạng hoá dịch vụ, BIDV cần thiết phải nâng cao chất lượng, tăng cường bán chéo và phục vụ trọn gói, hoàn thiện và thực hiện đồng bộ các chính sách thúc đẩy phát triển dịch vụ . Đồng thời, BIDV cũng phải nâng cao năng lực tài chính, hoàn thiện bộ máy tổ chức, phát triển nguồn nhân lực...Ngoài ra, còn cần có sự hoàn thiện của môi trường pháp lý và nâng cao vai trò kiểm soát của NHNN bên cạnh những nỗ lực của bản thân BIDV.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, vấn đề hoàn thiện và phát triển dịch vụ là yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV. Với tiềm lực và thành quả tích luỹ từ 50 năm hoạt động, cùng với những giải pháp đúng đắn và nỗ lực của BIDV, tác giả tin rằng trong tương lai BIDV hoàn toàn có thể trở thành một tập đoàn tài chính – ngân hàng hàng đầu của Việt Nam cung cấp những dịch vụ hiện đại ngang tầm với các ngân hàng phát triển trong khu vực và trên thế giới.