Khi thiết kế một mạng WiMAX, ta phải lựa chọn băng tần hoạt động cho mạng trong số các băng tần được phép sử dụng.Thông thường, lựa chọn băng tần hoạt động là việc đầu tiên và quan trọng nhất trong thiết kế các mạng di động nói chung. Những băng tần thấp tín hiệu được truyền tốt hơn nhưng băng thông lại nhỏ
hơn. Các tiêu chí để lựa chọn băng tần hoạt động bao gồm:
- Dải tần cấp phép
- Dung lượng tập trung phụ thuộc vào vùng dịch vụ
- Mật độ thuê bao trong vùng dịch vụ
- Địa hình của vùng dịch vụ
- Mức độ nhiễu trong các băng tần không cần cấp phép
- Giá thành thiết bị hoạt động trong băng tần đó
Do phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như vậy nên việc lựa chọn băng tần nào đòi hỏi phải có một sự tính toán rất kỹ lưỡng. Sau đây là một số tần số có thể dành cho việc triển khai WiMAX:
Băng 3400 – 3600 MHz (băng 3.5 GHz):
Băng 3.5Ghz là băng tần đó được nhiều nước phân bổ cho hệ thống truy cập không dây cố định (Fixed Wireless Access - FWA) hoặc cho hệ thống truy cập
không dây băng rộng (WBA). WiMax cũng được xem là một công nghệ WBA nên có thể sử dụng băng tần này cho WiMax. Vì vậy, WiMax Forum đó thống nhất lựa chọn băng tần này cho WiMax.
Tuy nhiên ở Việt Nam, băng tần này được ưu tiên sử dụng cho hệ thống vệ
tinh nên không thể triển khai.
Băng tần 3300 – 3400 MHz (băng 3.3 GHz)
Băng tần này đã được phân bổở những nước đang phát triển có thị trường lớn như Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy chưa có nhiều nước cấp băng tần này cho WBA, nhưng thiết bị WiMAX cũng đã được phân bổ chính thức tại Việt Nam.
Các hệ thống WiMax ở băng tần này sử dụng chuẩn 802.16-2004 để cung cấp các ứng dụng cố định và nomadic, độ rộng phân kênh là 3.5MHz hoặc 7MHz, chế độ song công TDD hoặc FDD
Như đã nói ở trên, băng tần 3300 – 3400 đã được lựa chọn để triển khai thử
nghiệm công nghệ WiMAX cốđịnh với các doanh nghiệp VNPT/VDC, FPT, VTC, Viettel và EVN.
Băng tần 2500 – 2690 MHz (băng 2.5 GHz)
Băng tần này là băng tần được WiMax Forum ưu tiên lựa chọn cho WiMax di
động theo chuẩn 802.16-2005. Trước đây băng tần này trước đây được sử dụng phổ
biến cho các hệ thống truyền hình MMDS, nhưng do hệ thống này không phát triển nên rất có thể băng tần đó sẽđược cấp phép sử dụng cho mạng WBA tại Việt Nam.
Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT được cấp phép thử nghiệm Mobile WiMAX ở dải tần số này.
Băng 2300 - 2400 MHz (băng 2.4 GHz)
Đây cũng là một băng tân được ưu tiên lựa chọn cho WiMAX di động. Có hai lý do cho sự lựa chọn này. Thứ nhất, so với các băng trên 3GHz điều kiện truyền sóng của băng tần này thích hợp cho các ứng dụng di động. Thứ hai là khả năng băng tần này sẽ được nhiều nước cho phép sử dụng WBA bao gồm cả WiMax. WiMax ở băng tần này có độ rộng kênh là 5MHz, chếđộ song công TDD, FDD.
Băng 2.3 GHz cũng có đặc tính truyền sóng tương tự như băng 2.5 GHz do đó cũng sẽ là một lựa chọn cho mạng WiMAX di động tại Việt Nam. Hiện tại các đơn vị FPT, VTC, EVN và Viettel được chính phủ cấp phép thử nghiệm Mobile WiMAX ở dải tần số này.
Băng 5725 – 5850 (băng 5.8 GHz)
Băng tần này được WiMax Forum quan tâm vì đây là băng tần được nhiều nước cho phép sử dụng không cần cấp phép và với công suất tới cao hơn so với các đoạn băng tần khác trong dải 5GHz (5125-5250MHz, 5250-5350MHz), vốn thường được sử dụng cho các ứng dụng trong nhà.
Theo WiMax Forum thì băng tần này thích hợp để triển khai WiMax cốđịnh,
độ rộng phân kênh là 10MHz, phương thức song công được sử dụng là TDD, không có FDD.
Bên canh các băng tần số trên còn có một số băng tần số khác cũng được Diễn
đàn WiMAX đề cập đến, tuy nhiên xét trong điều kiện triển khai tại Việt Nam thì nhưng băng tần số này là không phù hợp. Ta có thể tóm tắt các băng tần số có thể
lựa chọn trong bảng 3.1 dưới đây.
Bảng 3.1: Phân bổ tần số cho các công nghệ không dây
Băng tần Khả năng ứng dụng
3400 – 3600 MHz FWA, WBA, Fix WiMAX
3600 – 3800 MHz Hệ thống vệ tinh viễn thông 3300 – 3400 MHz Fix WiMAX 2500 – 2690 MHz MMDS, WBA 2300 – 2400 MHz Mobile WiMAX 5725 – 5850 MHz Fix WiMAX < 1 GHz Truyền hình địa phương