Nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thời kỳ 1996

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở nước ta hiện nay doc (Trang 29 - 31)

II. Cầu và các nhân tố tác động tới cầu

4.Nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thời kỳ 1996

4.1. Về cơ cấu ngành kinh tế.

Từ nền kinh tế dựa trên cơ sở nông nghiệp lạc hậu chuyển dần sang phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến tài nguyên (khai thác, lọc và hoá dầu), phát triển ngành điện, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành dịch vụ dịch vụ, giao thông vận tải thông tin liên lạc... Một số ngành công nghiệp trọng điểm và dịch vụ sẽ phát triển với tốc độ trên 10%/năm.

Biểu đồ: Cơ cấu lao động theo ngành của Việt Nam (%)

Năm Nông lâm CN - XD Dịch vụ

2000 63 20 17

2010 (dự đoán) 38 33 29

2020 (dự đoán) 20 40 40

4.2. Về cơ cấu thành phần kinh tế.

Kinh tế quốc doanh được sắp xếp lại và củng cố, chú trong những ngành và lĩnh vực then chốt, mức thu hút lao động tăng ít. Kinh tế hợp tác được củng cố và phát triển theo những hình thức thích hợp, có lựa chọn kinh tế tư nhân, cá thể được đào tạo điều kiện rộng rãi, thu hút lao động lớn. Kinh tế hỗn hợp bằng liên doanh và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp được phát triển, thu hút từ 10 - 15 tỷ Mỹ Kim vốn nước ngoài cần trên 20 vạn lao động và cần lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

4.3. Về cơ cấu công nghệ.

Công nghệ truyền thông phải được hiện đại hoá cần thiết, một số đơn vị đi vào các ngành công nghệ hiện đại như lọc, hoá dầu, điện tử, sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới, phải cần đến hàng vạn cán bộ và công.

Như vậy, trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 nước ta tất yếu sẽ hình thành những ngành mũi nhọn như khai thác và chế biến dầu khí cả ở phái nam và phía Bắc, khai thác và chế biến một số khoáng sản và tài nguyên biển. Một số ngành dịch vụ như du lịch quốc tế, vận tải quốc tế, một số ngành công nghệ cao như điện tử, vật liệu mới, chế biến nông lâm sản và thực phẩm. Đòi hỏi bám sát trình độ khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới, phải đào tạo 1-2 triệu kỹ sư, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật lành nghề, có trình độ cao, không chỉ cho thành phần quốc doanh mà cả cho kinh tế tư nhân, cá thể, kinh tế hỗn hợp liên doanh.

Từ nay đến năm 2010, thị trường sức lao động sẽ được phát triển và mở rộng, nhưng cũng trong thời gian này, mỗi năm vẫn bình quân có xấp xỉ 1 triệu người đến tuổi lao động. Vì vậy việc đào tạo nghề, đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao không dừng lại ở số lao động có việc làm hiện tại mà còn phải thực hiện cả đối với người sắp bước vào tuổi lao động.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở nước ta hiện nay doc (Trang 29 - 31)