- BHXH, BHYT phải nộp của NVVFC 3383 12.285
331 35.200.000 KC CL thiếu Q3 của thu ngân về VFC 3381 13.870
3.1.2. Những tồn tạ
Mặc dù có nhiều cố gắng trong những năm qua trong công tác tổ chức bộ máy kế toán nói chung và trong công tác hạch toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng của Trung tâm cũng không tránh khỏi những hạn chế yếu kém cần nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả của công tác kế toán.
Thứ nhất: Về việc xác định kết quả bán hàng
Trung tâm theo dõi sự biến động của doanh thu bán hàng cho từng loại mặt hàng khác nhau nhưng Trung tâm không theo dõi riêng các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng nhóm hàng dẫn đến các nhà
quản lý không tìm ra nguyên nhân của sự biến động đó và không đưa ra được những giải pháp thích hợp cho chiến lược kinh doanh của Trung tâm.
Thứ hai: Về tài khoản sử dụng
Trung tâm chưa mở tài khoản chi tiết để theo dõi chi phí bán hàng của từng mặt hàng. Điều này làm cho nhân viên kế toán trong Trung tâm không xác định được kết quả kinh doanh của từng mặt hàng cũng như gây khó khăn cho công tác lãnh đạo của các nhà quản lý.
Trung tâm cũng chưa sử dụng tài khoản 159 “ Dự phòng phải thu khó đòi” như vậy gây khó khăn cho nhân viên kế toán trong việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế xảy ra liên quan đến tài khoản trên. Đồng thời những hàng hoá còn tồn kho sẽ không được xác định đúng với giá trị thực tế ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh.
Thứ ba: Về phương pháp phân bổ chi phí quản lý kinh doanh cho số hàng bán ra và số hàng còn trong kho của Trung tâm chưa tiêu thụ
Toàn bộ chi phí này phát sinh, cuối kỳ được kế toán kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả bán hàng. Với trường hợp chi phí này nhỏ, thì làm như vậy không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của Trung tâm, nhưng trong tương lai, khi mà Trung tâm ngày càng phát triển thì theo nguyên tắc phù hợp, Trung tâm nên phân bổ lượng chi phí này cho hàng tiêu thụ trong kỳ và hàng còn lại trong kho. Như vậy sẽ đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu, làm cho việc xác định kết quả kinh doanh trong kỳ được chính xác hơn.
Thứ tư: Về hệ thống sổ sách kế toán
Việc áp dụng hình thức nhật ký chung là rất phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, quy mô của Trung tâm cũng như khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trình độ quản lý và trang bị vật chất hiện có. Về cơ bản, Trung tâm đã sử dụng hầu hết các sổ tổng hợp và sổ chi tiết trong việc thực hiện công tác kế
toán nói chung và trong quá trình bán hàng, xác định kết quả bán hàng của Trung tâm nói riêng. Tuy nhiên, Trung tâm lại không sử dụng các sổ nhật ký đặc biệt và khi hạch toán quá trình bán hàng Trung tâm không sử dụng sổ nhật ký bán hàng. Điều này sẽ làm cho kế toán Trung tâm gặp nhiều hạn chế trong công tác (Công việc phức tạp hơnC, khối lượng công việc nhiều hơn, việc theo dõi số liệu sẽ khó hơn...)