Các phương pháp áp dụng trong đánh giá

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá tác động tới môi trường của dự án (Trang 94 - 95)

a) Phương pháp kế thừa:

Sử dụng các tài liệu đã có của khu vực nghiên cứu, là các tài liệu đã được công bố và xuất bản, …, liên quan tới đánh giá tác động môi trường dự án, làm cơ sở ban đầu cho các nghiên cứu và đánh giá.

b) Phương pháp tương tự:

Sử dụng các số kết quả đánh giá tác động môi trường tại các cơ sở có hoạt động CN, điều kiện môi trường và tự nhiên tương tự để đánh giá và dự báo tác động môi trường của Dự án.

c) Phương pháp mô hình hóa:

Sử dụng các mô hình chuẩn của Gauss để tính toán phát thải từ các nguồn ô nhiễm chính của Nhà máy.

d) Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý số liệu liên quan tới nội dung đánh giá tác động môi trường dự án. Các số liệu thống kê này được lấy từ số liệu điều tra nghiên cứu thực địa, các tài liệu thống kê của địa phương đã được công bố, đủ độ tin cậy.

e) Phương pháp khảo sát, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm

Việc khảo sát, lấy mẫu và phân tích mẫu hiện trạng môi trường khu vực Dự án được thực hiện đúng theo TCVN tương ứng, đảm bảo các số liệu có đủ độ tin cậy để đánh giá. Danh mục các thiết bị đo đạc phân tích mẫu môi trường được trình bày trong bảng 9.1. Các phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm được nêu trong các bảng kết quả phân tích (phụ lục 3).

Bảng 9.1: Các thiết bị dùng trong đo đạc và phân tích môi trường

TT Thiết bị Ký hiệu Nơi sản xuất

1 Hấp thụ khí Máy lấy mẫu khí tự động AASI Sibata Nhật 2 Đo bụi tổng số Máy đo bụi tự ghi EPAM 5000, Haz-Dust Mỹ 3 Đo mức ồn Máy đo độ ồn tích phân, NL-21 hãng RION Nhật

4 Phân tích mẫu Palintest Pháp

f) Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm: Theo các chỉ tiêu định mức thải của Tổ chức sức khỏe Thế giới (WHO), nhằm ước tính tải lượng các chất ô

nhiễm từ hoạt động của các phương tiện vận tải. Có thể cung cấp nhanh một cách nhìn trực quan về nguồn thải. Độ chính xác của phương pháp phụ thuộc rất nhiều vào đặc thù của từng nguồn ô nhiễm, các điều kiện phát tán của khu vực nghiên cứu.

g) Phương pháp điều tra kinh tế - xã hội: Nhằm điều tra, tham vấn ý kiến cộng đồng các nhà quản lý liên quan đến dự án về các vấn đề môi trường và tác động của dự án tới điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương. Mức độ tin cậy của số liệu phụ thuộc vào quy mô điều tra, đối tượng được điều tra, tính khách quan của người cung cấp số liệu.

h) Phương pháp dự báo: Dự báo trước các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của dự án tới môi trường trên cơ sở nghiên cứu ngoại suy các kết quả phân tích, đánh giá và tương tự. Độ tin cậy của phương pháp này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của chuyên gia.

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá tác động tới môi trường của dự án (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w