Đặc điểm địa chất công trình và điều kiện thuỷ văn

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá tác động tới môi trường của dự án (Trang 28 - 31)

2.1.4.1. Địa chất công trình

Nhà máy sẽ được xây dựng trên nền đất phong hoá của vùng đồi. Kết quả khoan địa chất công trình khu vực dự án cho thấy các lớp đất chính từ trên xuống dưới như sau (bảng 2.2):

Bảng 2.2: Điều kiện địa chất công trình khu vực dự án

Stt Số hiệu lớp Chiều sâu (m) Mô tả

1 Lớp 1 0,5 ÷ 9 m Đất trồng trọt, màu xám vàng, nâu đỏ, thành phần chủ yếu là sét pha có lẫn sỏi sạn, kết cấu rời rạc, xốp, độ lỗ rỗng lớn 2 Lớp 2 4,0 ÷ 20,0 m Sét pha có lẫn nhiều sỏi sạn, màu loang lổ xám vàng, nâu đỏ, trắng, có nguồn gốc

eluvi, trạng thải dẻo cứng đến nửa cứng. - Các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất được thể hiện trên bảng 2.3

Bảng 2.3: Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất

Stt Đại lượng Ký hiệu Đơn vị Giá trị

Lớp 1 Lớp 2 1 Độ ẩm tự nhiên W % 29,16 27,36 2 Dung trọng tự nhiên γ g/cm3 1,925 1,95 3 Dung trọng khô γc g/cm3 1,49 1,53 4 Tỷ trọng ∆ g/cm3 2,69 2,7 5 Hệ số rỗng ε 0,805 0,75 6 Độ lỗ rỗng n % 44,55 43,13 7 Độ bão hoà G % 97,55 96,4 8 Giới hạn chảy Wch % 36,85 36,93

9 Giới hạn dẻo Wd % 22,95 22,86 10 Chỉ số dẻo Id 13,95 14,03 11 Độ sệt B 0,465 0,316 12 Lực dính kết C kg/cm2 0,195 0,23 13 Góc nội ma sát ϕ độ 17055 20058 14 Hệ số nén lún a1-2 0.034 0,029

15 Mô đun tổng biến dạng E kg/cm2 28,46 34,25

16 Áp lực tính toán quy

ước R0 kg/cm2 1,64 1,95

17 Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn N30 búa 14 26

Công trình nằm trên nền đất tương đối đồng nhất. Lớp 1 có sức chịu tải không cao nên dễ gây hiện tượng lún, lệch móng công trình. Lớp thứ hai có cường độ chịu tải trung bình, bề dày lớp lớn nên có đủ điều kiện đặt móng công trình. Như vậy, có thể xây dựng các công trình nhà xưởng với kết cấu móng như đã trình bày ở chương 1 là đảm bảo ổn định.

Động đất: Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam (quyết định 439/BXD-CSXD ngày 25/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng), khu công nghiệp Long Bình An nằm trong vùng chấn động cấp 6 (MSK) với tần suất lặp lại B1≥ 0,002 (T1500 năm), áp lực gió Wo = 65 daN/m2.

Kết cấu móng và các công trình xây dựng đã tính đến các thông số về động đất của khu vực.

2.1.4.2. Điều kiện thủy văn a, Nguồn nước mặt

Mạng lưới nước mặt khu vực gồm có sông Lô chảy qua phía Đông dự án, cách dự án 1 km và suối Kỳ Lãm chảy trong khu vực dự án.

Sông Lô bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua Hà Giang, Tuyên Quang, chảy qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc và nhập vào sông Hồng ở Việt Trì. Đoạn sông Lô chảy qua tỉnh Tuyên Quang dài 145 km. Lưu lượng nước sông lớn nhất (mùa mưa) là 11.700 m3/s và lưu lượng nhỏ nhất là 128 m3/s. Trong khu vực, có nhiều suối nhỏ phân bố qua các dải đồi núi chảy vào sông Lô. Về mùa mưa, nước sông thường dâng cao, gây ngập khu vực hai bên bờ, nhiều năm đã gây ngập cả khu vực thị xã Tuyên Quang. Mực nước trung bình lớn nhất vào mùa lũ thường đạt ở mức +26 m đến +27,5m. Đỉnh lũ cao nhất (năm 1971) ở mức + 30 m.

Suối Kỳ Lãm chảy qua khu vực dự án ở các phía Tây Nam, Tây Bắc và Đông rồi chảy vào sông Lô. Đoạn suối chảy qua dự án có chiều rộng từ 3 đến 5 m. Lưu lượng nước lớn nhất khoảng 20 m3/s; nhỏ nhất khoảng 2 m3/s (mùa khô). Suối Kỳ Lãm sẽ là nguồn cấp nước cho sản xuất và tiếp nhận nước thải của khu công nghiệp.

b, Nước dưới đất

Nước dưới đất chủ yếu tồn tại dưới hai dạng là nước lỗ hổng và nước khe nứt. * Nước lỗ hổng được chứa trong các trầm tích Đệ tứ (Pleistocen giữa trên QII-III và Holoxen QIV), là các sản phẩm bồi tích của sông suối, phân bố dọc theo các sông suối trong vùng. Thành phần thạch học của đất đá chứa nước gồm: dăm, sạn, cát, sét, Trong các giải trầm tích đệ tứ lớn thuộc bồi tích sông Lô, nước lỗ hổng chứa trong tầng cát cuội sỏi, chiều dày lớp cuội sỏi đến 30m; chiều dày chứa nước từ 5 – 28 m, mực nước tĩnh cách mặt đất 1,7 m. Lưu lượng lỗ khoan từ 2 – 3l/s đến 20 – 30 l/s. Nước thuộc loại nước nhạt, độ khoáng hoá từ 0,1 – 0,5g/l. Nước dưới đất được cung cấp bởi nước mưa và nước từ các tầng đá gốc xung quanh khu vực.

Biên độ dao động mực nước dưới đất giữa các mùa từ 1 đến 5 m. Mùa mưa nước thường bị đục do ảnh hưởng của nước mặt.

Hiện tại, khu dân cư xung quanh đều sử dụng nước ngầm làm nước sinh hoạt (giếng khoan, giếng đào) .

* Nước khe nứt

Các thành tạo chứa nước khe nứt chiếm trên 95% diện tích tỉnh. Thành phần thạch học bao gồm chủ yếu là trầm tích lục nguyên bị nứt nẻ, biến chất ở những mức độ khác nhau. Hầu hết là đá phiến xerixit, clorit, cát kết dạng Quăczit, cát kết, cát bột kết.

Các tầng chứa nước khe nứt được phân chia theo mức độ giàu nước, gồm: tầng giàu nước, tầng chứa nước trung bình và tầng nghèo nước

- Tầng giàu nước chiếm phần lớn diện tích trong tỉnh, phân bố từ Na Hang, Chiêm Hoá, núi Liên và phía nam thị xã Tuyên Quang. Thành phần thạch học gồm trầm tích lục nguyên hạt mịn xen đá vôi, bị phông hoá nứt nẻ. Ở vùng thị xã Tuyên Quang, tầng nước này bị phủ bởi trầm tích Đệ tứ diện lộ không lớn. Mức độ nứt nẻ, cactơ phát triển theo chiều sâu từ 19 ÷ 24 m đến 71 ÷ 72 m. Mực nước tĩnh là 1 – 3 m, lưu lượng các lỗ khoan từ 0,2 đến 16 l/s, tỷ lưu lượng có thể đạt đến 7,691 l/sm.

- Tầng chứa nước trung bình thuộc hệ tầng Đại Thị. Thành phần gồm đá phiến sét xen cát kết dạng quăczit. Chiều sâu mực nước tuỳ thuộc vào địa hình, mực nước tĩnh từ 0,7 ÷ 6,6m biến động mạnh theo mùa. Lưu lượng các lỗ khoan thay đổi từ 0,2 đến 15 lít/s, tỷ lưu lượng từ 0,02 đến 5,74 lít/sm, trung bình 0,97 lít/sm.

- Tầng nước nghèo chiếm diện tích nhỏ hẹp và rải rác ở nhiều nơi. Thành phần gồm các trầm tích lục nguyên hạt mịn: sét kết, bột kết, đá phiến, các trầm tích phun trào,

các trầm tích hạt thô như sạn kết, các kết tuổi neogen (N1 nd) hoặc triats (T3 n – r νl ), cấu tạo chặt xít.

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá tác động tới môi trường của dự án (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w