Bộ xử lý vùng RP, thực hiện lặp đi lặp lại công việc xử lý và xử lý ở mức cao ví dụ như loại bỏ những lớp giao tiếp ở mức thấp hơn.
Gần đây nhất các bộ xử lý vùng có nền tảng là xử lý mở, nó có thể chạy trên các phần mềm ứng dụng dùng trong các ngôn ngữ lập trình theo chuẩn công nghệ như ngôn ngữ C hoặc C++. Nền tảng AXE được dùng nhiều trong việc hỗ trợ cả 2 cổng dữ liệu và các ứng dụng của chuyển mạch gói, ví dụ như PCI - RPP, Ethernet Packet Switch Board (EPSB).
Mục đích của RPP là để cung cấp cổng dữ liệu liên quan đến các ứng dụng truyền thông. RPP cho phép một dãy giao tiếp phần cứng mở, một dãy ứng dụng phần mềm. Một trong những ứng dụng đầu tiên sử dụng RPP/EPSB là PCU(Packet Control Unit) trong BSC(Base Station Controller) dùng trong mạng di động, cho phép thực hiện chức năng GPRS
2.1.3.1Các chức năng của RP
RP lưu trữ và thực thi các phần mềm vùng liên quan đến hệ thống chuyển mạch APT và hệ thống điều khiển APZ. RP gồm hai chức năng chính:
Chức năng hỗ trợ: tải (load), chuyển đổi chức năng, kiểm tra.
Chức năng bảo dưỡng: trực tiếp điều khiển sự hoạt động của thiết bị thoại và mạng chuyển mạch, phát hiện sự thay đổi trạng thái của các thiết bị và thông báo tới CP, giao tiếp hệ thống vào ra các CP.
2.1.3.2.Cấu trúc của RP
Các bộ xử lý vùng RP được nối tới CP thông qua bus xử lý vùng RPB (RP Bus). Tương tự CP, RP cũng được dự phòng để đảm bảo an toàn.Tuy nhiên, khác với CP, RP làm việc theo nguyên tắc chia tải : thông thường mỗi RP điều khiển một nữa số thiết bị, khi một trong hai RP có sự cố, RP còn lại sẽ cập nhật tất cả các thông tin của RP bị hỏng sau đó sẽ đảm nhận toàn bộ trách nhiệm của RP bị hỏng.
Các thiết bị do RP điều khiển nằm trong một nhóm gọi là module mở rộng EM (Extension Module).
Hình 2.6: Thông tin giữa CP-RP-EM.
Mỗi một cặp RP thông thường quản lý 16 EM được đánh số từ 0 đến 15, RP điều khiển EMG được gọi là EMRP. Trong mỗi EM thường chỉ chứa một loại thiết bị. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ số lượng thiết bị chứa trong mỗi EM được quyết định bởi ba yếu tố :
Ø Kích thước vật lý của thiết bị . Ø Độ tin cậy của hệ thống.
Ø Thời gian xử lý: Mỗi một RP thực hiện việc điều khiển các EM trên cơ sở phân chia thời gian. Nếu thiết bị trong một EM đòi hỏi khả năng xử lý của RP nhiều thì số lượng thiết bị này trong EM sẽ giảm xuống.
Do hạn chế bộ nhớ nên mỗi RP chỉ quản lý tối đa 7 loại thiết bị khác nhau.
Phần cứng của RP được xây dựng xung quanh các mạch gọi là: “Gate Array”. Mỗi mạch này chứa đựng nhiều cổng. Các cổng này kết hợp với các thanh ghi và các mạch logic để tạo thành nhiều mạch chức năng khác nhau. RP được xây dựng từ năm bảng mạch trình bày như hình 2.7.
PRO(Processor): Có chức năng kích hoạt xử lý. Có ba mạch “Gate-Array” nằm
trên bảng mạch. Các mạch chức năng được gọi là ALU, AHC và DHC. Bộ vi xử lý là các thanh ghi nằm trên bảng mạch.
POW(Power): có chức năng biến đổi điện áp từ -48V sang +5V/20W cung cấp cho RP. EM-0 EM-2 EM-14 EM-15 EM-3 EM-1 RP RPTWIN EM bus CP-A CP-B RPB-A RPB-B
Hình 2.7: Sơ đồ khối của RP.
MEU(Memory Unit): Bộ nhớ của RP, là bộ nhớ RAM với dung lượng 256 KB.
Nó có bộ nhớ EPROM dùng cho khởi động chương trình. Tại đây có các mạch chức năng BIC dùng cho trao đổi thông tin với EM bus cũng như RP bus. BIC làm việc độc lập nhưng nó liên quan đến nhiều khối chức năng qua bus thông tin.
RPBU(Regional Processor Bus Unit): Đơn vị bus xử lý vùng. Có hai bảng mạch
loại này. Một để kết nối từ RPB–A, một từ RPB–B.