Tổng hợp chi phí sản xuất
Cuối tháng, sau khi tập hợp hết chi phí sản xuất đã phát sinh trong tháng, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất được kết chuyển về tài khoản 154. TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” được chi tiết thành:
TK 154.1: Chi phí sản xuất biển số dở dang TK 154.2: Chi phí sửa chữa xe dở dang TK 154.4: Chi phí lắp giáp xe dở dang
Các bút toán kết chuyển chi phí sản xuất dở dang do phầm mềm kế toán tự động kết chuyển. Các bút toán này chạy vào chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết tài khoản 154, và sổ cái tài khoản 154.
Biểu 2.25 Xí nghiệp X25
Sổ chi tiết tài khoản: 154.1
Từ 01/11/07 đến 30/11/07
CTGS Chứng từ Diễn giải TK Phát sinh nợ Phát sinh có
Số Ngày Dư đầu kỳ 38.059.076 1137 KC 6211 30/11 KC 621.1 sang 154.1 621.1 2.412.415.100 1137 KC 6221 30/11 KC 622.1 sang 154.1 622.1 238.669.224 1137 KC6271 30/11 KC 627.1 sang 154.1 627.1 212.875.406 …. PS trong kỳ 2.867.041.466 2.698.880.267 Dư cuối kỳ 241.901.336
Biểu 2.26
Sổ cái tài khoản: 154
Từ 01/11/07 đến 30/11/07
CTGS Chứng từ Diễn giải TK Phát sinh nợ Phát sinh có
Số Ngày Dư đầu kỳ 1137 KC 6211 30/11 KC 621.1 sang 154.1 621.1 2.412.415.100 1137 KC 6221 30/11 KC 622.1 sang 154.1 622.1 238.669.224 1137 KC6271 30/11 KC 627.1 sang 154.1 627.1 212.875.406 …. Cộng PS Dư cuối kỳ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc quá trình chế biến còn nằm trong giai đoạn sản xuất: biển số đang sản xuất dở dang, ô tô đang trong quá trình lắp giáp, sửa chữa. Để tính được giá thành sản phẩm, xí nghiệp đã tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
Đối với hoạt động sửa chữa xe và lắp giáp xe là theo đơn đặt hàng của khách hàng. Do vậy, kỳ tính giá thành là khi đơn hàng hoàn thành. Tuy vậy, phòng kỹ thuật KCS vẫn đánh giá mức độ hoàn thành của các đơn hàng vào cuối tháng để kiểm soát đảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn thành đơn hàng.
Đối với hoạt động sản xuất biển số thì cuối tháng, nhân viên phòng kỹ thuật - KCS sẽ thống kê số liệu gửi phòng kế toán về số lượng sản phẩm hoàn thành, số lượng sản phẩm dự định sản xuất trong kỳ. Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ bằng hiệu số giữa số lượng sản phẩm định sản xuất trong kỳ theo các lệnh sản xuất và số lượng sản phẩm hoàn thành.
Xí nghiệp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí
sản xuất chung được tính hết cho thành phẩm. Do vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị nguyên vật liệu mà thôi.
Giá trị nguyên vật liệu nằm trong sản phẩm dở dang =
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng thành
phẩm +
Số lượng sản phẩm dở dang
Toàn bộ nguyên vật liệu chính xuất dùng bao gồm cả chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ và giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ.
Biểu 2.27 Bảng tính giá trị sản phẩm dở dang
Tháng 11 năm 2007 STT Tên sản phẩm Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ Số lượng dự kiến sản xuất Số lượng hoàn thành Số lượng dở dang Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ -- 3 Biển số Biển xe máy 38.059.076 2.412.415.100 61.857 56.652 5.205 241.901.336 51.264 47.412 3.852 10.593 9.240 1.353
2.2. Thực trạng tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp X25. 2.2.1. Đối tượng, đơn vị tính và kỳ tính giá thành.
Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng - Đối với hoạt động sản xuất biển số
Đối tượng tính giá thành là các biển số đã hoàn thành
Đơn vị tính giá thành
Xí nghiệp sử dụng đơn vị tính giá thành là : cái ( biển số, ô tô ).
Kỳ tính giá thành
- Đối với hai hoạt động: sửa chữa xe, lắp giáp xe
Việc tính giá thành trong xí nghiệp chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành không trùng với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí được tập hợp theo đơn hàng đó đều được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau.
- Đối với hoạt động sản xuất biển số:
Các sản phẩm biển số có thời gian sản xuất ngắn, do đó để thuận tiện cho việc lập báo cáo tài chính, xí nghiệp tính giá thành sản xuất theo từng tháng.
2.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
- Đối với hai hoạt động: sửa chữa xe, lắp giáp xe
Các chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đơn hàng là tổng giá thành của đơn hàng. Giá thành đơn vị sẽ tính bằng tổng giá thành sản phẩm chia cho số lượng sản phẩm trong đơn hàng.
- Đối với hoạt động sản xuất biển số:
Biển số ô tô, xe máy đều có nguyên vật liệu giống nhau, quy trình sản xuất như nhau. Do vậy phương pháp tính giá thành là phương pháp hệ số. Theo phương pháp này , trước hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các sản
phẩm về sản phẩm gốc, từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc ( Z0 )
= Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm biển số Tổng số sản phẩm gốc ( Q0 ) Giá thành đơn vị biển xe máy = Giá thành đơn vị sản phẩm gốc ( Z0 ) * Hệ số quy đổi sản phẩm biển xe máy Trong đó: Tổng số sản phẩm gốc ( Q0 ) = Số lượng biển xe máy hoàn thành * Hệ số quy đổi sản phẩm biển xe máy + Số lượng biển ô tô hoàn thành * Hệ số quy đổi sản phẩm biển ô tô Tổng giá thành sản xuất của biển số = Giá trị sản phẩm biển số dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất biển số phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm biển số dở dang cuối kỳ
Dựa vào định mức chi phí để sản xuất từng loại sản phẩm biển sô, phòng kỹ thuật KCS đã tính ra hệ số quy đổi sản phẩm của sản phẩm biển số xe máy, biển số ô tô lần lượt là 1; 2.
Dựa vào số liệu trên sổ chi tiết TK 621, 622, 627, 154 kế toán lập bảng tính giá thành của từng loại sản phẩm
Biểu 2.28 Xí nghiệp X25 THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 11 năm 2007 Tên sản phẩm: Biển số Chỉ tiêu Số tiền
1. Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ 38.059.076 2. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ 2.867.041.466
3. Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ 241.901.336
4. Giá thành sản phẩm 2.663.199.206
Trong kỳ xí nghiệp hoàn thành 47.412 biển số xe máy và 9.240 biển số ô tô. Tổng sản phẩm gốc quy đổi = 47.412 * 1 + 9.240 *2 = 65.892 đ
Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm gốc = 2.663.199.206 / 65.892 = 40.417 đ Giá thành sản xuất 1 chiếc biển xe máy = 40.417 * 1 = 40.417 đ
Giá thành sản xuất 1 chiếc biển ô tô = 40.417 * 2 = 80.834 đ
2.3. Thực trạng quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp X25. nghiệp X25.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá thành sản xuất. Chính vì vậy, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được quản lý rất chặt chẽ. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, xí nghiệp tính toán nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu để có kế hoạch mua. Việc mua nguyên vật liệu do phòng kinh doanh mua nhưng luôn có sự phê duyệt của ban giám đốc. Thủ kho chỉ xuất kho nguyên vật liệu khi giấy đề nghị cấp vật tư đầy đủ và hợp lệ. Hiện nay, xí nghiệp đã và đang đầu tư nhiều dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại nên đã giảm hao phí nguyên vật liệu
Tuy nhiên, do một số lao động trình độ tay nghề chưa cao nên sản phẩm hỏng, sản phẩm chưa đạt yêu cầu cũng có. Điều này gây hao tổn nguyên vật liệu. Giá nguyên vật liệu đang biến động theo xu hướng tăng những nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho xí nghiệp còn hạn chế ở một số nhà cung cấp. Nhiều hợp đồng mua nguyên vật liệu của xí nghiệp chưa đạt hiệu quả về chất lượng và giá cả. Hiện tại, mức dự trữ nguyên vật liệu của xí nghiệp khá lớn làm tăng chi phí lưu kho và ứ đọng vốn.
Quản lý chi phí nhân công trực tiếp
Hình thức trả lương cho công nhân trong xí nghiệp hiện nay là theo sản phẩm. Điều này đã khuyến khích người lao động hăng say làm việc. Số lượng lao động trong xí nghiệp khá lớn, ở nhiều trình độ khác nhau. Xí nghiệp luôn xác định đào tạo phát triển đội ngũ lao động là nhiệm vụ quan trọng. Do vậy mà năng suất lao động ngày càng tăng, hạ được giá thành sản phẩm. Khi cần phải đẩy mạnh sản xuất cần công nhân làm thêm giờ, xí nghiệp đã trả thêm tiền làm thêm giờ thích đáng nên khối lượng sản xuất vẫn kịp tiến độ.
Tuy nhiên do xuất phát là một doanh nghiệp nhà nước, tồn tại trong thời gian bao cấp dài nên tác phong làm việc của một số người lao động còn chậm. Mặt khác, trả lương theo sản phẩm có thể dẫn tới hiện tượng người lao động làm ẩu chạy theo số lượng, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Quản lý chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung gồm 2 loại: Chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi. Chi phí sản xuất chung cố định nằm ngoài tầm kiểm soát của xí nghiệp, không bị ảnh hưởng bởi mức độ sản xuất. Những khoản chi phí khác như: vật liệu, công cụ dụng cụ, điện, nước… đều được sử dụng tiết kiệm.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp X25 - Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân.
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp X25
3.1.1. Ưu điểm
Về tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán trong xí nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin kinh tế tài chính cho các đối tượng sử dụng và đặc biệt là cho ban lãnh đạo công ty và xí nghiệp để đưa ra các quyết định quản lý tối ưu. Bộ máy kế toán đã được tổ chức tốt cả về nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật.
Các cán bộ kế toán đều có trình độ cao đẳng trở lên, thường xuyên được bồi dưỡng cả về đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ. Các công việc kế toán được phân công rõ ràng cho từng người kèm theo đó là quyền và trách nhiệm. Chính vì vậy mà không có sự chồng chéo trong công việc và phối hợp với nhau. Công việc kế toán được san sẻ và phối hợp nhịp nhàng, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo cho công tác kế toán nói chung được tiến hành thuận lợi.
Về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:
Xí nghiệp đang sử dụng hệ thống chứng từ khá đầy đủ, đúng theo quy định của nhà nước. Chứng từ kế toán là căn cứ để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh. Các chứng từ khi lập đều có sự phê duyệt của các bộ phận có liên quan đảm bảo tính hữu hiệu và hợp pháp của các nghiệp vụ.
Công ty còn sử dụng một số chứng từ nội bộ theo quy định riêng của công ty, các chứng từ sử dụng được đánh dấu theo từng số hiệu cụ thể dùng làm căn cứ ghi sổ, nhờ đó giúp cho công ty kiểm soát tốt các khoản chi phí phát sinh.
Về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản:
Xí nghiệp vẫn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định số 15/QĐ-BTC của Bộ tài chính để đảm bảo tính thống nhất trong hạch toán kế toán, dễ dàng trao đổi thông tin với các đối tượng bên ngoài. Nhìn chung tài khoản được chi tiết theo tài khoản cấp 2, cấp 3 phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Về hệ thống báo cáo kế toán:
Xí nghiệp lập báo cáo tài chính theo quý. Báo cáo tài chính gồm đầy đủ các báo cáo: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.
Về phần mềm kế toán:
Xí nghiệp sử dụng phần mềm kế toán Access. Đây là phần mềm kế toán rất tiện dụng, giúp giảm bớt công việc kế toán mà vẫn đem lại hiệu quả. Tất cả các đối tượng kế toán đều được mã hoá nên rất dàng để lấy thông tin về đối tượng đó tại bất kỳ thời điểm nào.
Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Xuất phát từ đặc điểm xí nghiệp có ba hoạt động sản xuất kinh doanh riêng biệt: sửa chữa xe, lắp giáp xe và sản xuất biển số nên đối tượng tập hợp chi
phí theo sản phẩm. Hoạt động sửa chữa xe và lắp giáp xe được thực hiện theo đơn đặt hàng nên đối tượng tập hợp chi phí của hai hoạt động này theo đơn hàng. Đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng, sản phẩm biển số hoàn thành. Theo em xí nghiệp lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phù hợp.
- Kỳ tính giá thành và phương pháp giá thành
Đối với hoạt động sản xuất biển số: Do sản phẩm có thời gian sản xuất ngăn nên kỳ tính giá thành theo tháng. Biển số có 2 loại: biển ô tô, biển xe máy. Cả hai loại này đều có nguyên vật liệu giống nhau, quy trình sản xuất giống nhau nên phương pháp tính giá thành theo phương pháp hệ số là rất phù hợp.
Đối với hai hoạt động: sửa chữa xe, lắp giáp xe. Kỳ tính giá thành là khi đơn hàng hoàn thành, có thể không trùng với kỳ báo cáo. Giá thành sản xuất của đơn hàng là toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp cho đơn hàng đó.
- Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán chi tiết cho ba hoạt động sản xuất. Điều này giúp cho xí nghiệp biết được chi phí nguyên vật liệu của từng hoạt động là bao nhiêu, từ đó biết lỗ lãi của từng hoạt động. Nguyên vật liệu xuất kho được kế toán tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Phương pháp này là khá phù hợp bởi hệ thống danh điểm nguyên vật liệu không nhiều mà số lần nhập, xuất của mỗi danh điểm lại nhiều.
Các bảng kê chứng từ ghi sổ, chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết, sô cái của TK 621 được thiết kế rất phù hợp, thuận tiện cho việc quản lý.
Việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp dựa vào bảng chấm công, bảng thanh toán lương và bảng kê trích nộp các khoản theo lương. Tiền lương là yếu tố quan trọng thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động. Với tính thần làm việc thận trọng và có trách nhiệm, các nhân viên phòng kế toán đã cố gắng hạn chế sai sót trong hạch toán chi phí nhân công trực tiếp để đảm bảo quyền lợi của người lao động.
3.1.2.Tồn tại và nguyên nhân chủ yếu.
Do tính phức tạp trong doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm nên mặc dù có nhiều ưư điểm nhưng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá