Cấu trúc địa lý vùng mạng GSM

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ CDMA trong thông tin di động (Trang 34 - 37)

Do tính chất di động của thuê bao di động nên mạng di động phải được tổ chức theo một cấu trúc địa lý nhất định sao cho nó có thể theo dõi được vị trí của thuê bao.

1.3.6.1. Phân chia theo vùng mạng:

Trong một quốc gia có thể có nhiều vùng mạng viễn thông, việc gọi vào một vùng mạng nào đó phải được thực hiện thông qua tổng đài cổng. Các vùng mạng di động được đại diện bằng tổng đài cổng GMSC. Tất cả các cuộc gọi đến một mạng di động từ một mạng khác đều được định tuyến đến GMSC. Tổng đài này làm việc như một tổng đài trung kế vào cho mạng GSM/PLMN. Đây là nơi thực hiện chức năng hỏi để định tuyến cuộc gọi kết cuối ở trạm di động. GMSC cho phép hệ thống định tuyến các cuộc gọi vào từ mạng ngoài đến nơi nhận cuối cùng: các trạm di động bị gọi.

1.3.6.2. Phân chia theo vùng phục vụ MSC/VLR:

Một mạng thông tin di động được phân chia thành nhiều vùng nhỏ hơn, mỗi vùng nhỏ này được phục vụ bởi một MSC/VLR. Ta gọi đây là vùng phục vụ của MSC/VLR. Để định tuyến một cuộc gọi đến một thuê bao di động, đường truyền qua mạng sẽ được nối đến MSC đang phục vụ thuê bao di động

cần gọi. ở mỗi vùng phục vụ MSC/VLR thông tin về thuê bao được ghi lại tạm thời ở VLR. Thông tin này bao gồm hai loại:

- Thông tin về đăng ký và các dịch vụ của thuê bao.

- Thông tin về vị trí thuê bao (thuê bao đang ở vùng định vị nào).

Hình 1.5. Phân chia theo vùng phục vụ MSC/VLR 1.3.6.3. Phân chia theo vùng định vị:

Mỗi vùng phục vụ MSC/VLR được chia thành một số vùng định vị LA

(Location Area). Vùng định vị là một phần của vùng phục vụ MSC/VLR mà ở đó một trạm di động có thể chuyển động tự do và không cần cập nhật thông tin về vị trí cho MSC/VLR quản lý vị trí này. Có thể nói vùng định vị là vị trí cụ thể nhất của trạm di động mà mạng cần biết để định tuyến cho một cuộc

MSC VLR III MSC VLR IV MSC VLR MSC VLR II I GMSC

gọi đến nó. Ở vùng định vị này thông báo tìm sẽ được phát quảng bá để tìm thuê bao di động bị gọi. Hệ thống có thể nhận dạng vùng định vị bằng cách sử dụng nhận dạng vùng định vị (LAI: Location Area Identity). Vùng định vị có thể bao gồm một số ô và thuộc một hay nhiều BSC, nhưng chỉ phụ thuộc một MSC.

Hình 1.6. Phân chia vùng MSC/VLR thành các vùng định vị LA 1.3.6.4. Phân chia theo ô (Cell):

Vùng định vị được chia thành một số ô. Ô là một vùng phủ vô tuyến được mạng nhận dạng bằng nhận dạng ô toàn cầu (CGI: Cell Global Identity). Trạm di động nhận dạng ô bằng mã nhận dạng trạm gốc (BSIC: Base Station Identity Code). Vùng phủ của các ô thường được mô phỏng bằng hình lục giác để tiện cho việc tính toán thiết kế.

LA1 LA2 LA3

LA4 LA5 LA6

Hình 1.7. Phân chia vùng thành các ô

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ CDMA trong thông tin di động (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w