2 Ứng dụng trong công nghệ Laser

Một phần của tài liệu Cách tử Bragg sợi (Trang 73 - 76)

FBG có một số ứng dụng quan trọng trong dạng thiết bị quang này. FBG có thể sử dụng như một thiết bị phản xạ có khoảng bước sóng phản xạ rất nhỏ phù hợp cho việc cung cấp các dạng xung ngắn hay laser đơn sắc, nó cũng có thể sử dụng cho các bộ lọc của hệ thống thông tin quang WDM.

KẾT LUẬN

Qua một thời gian tìm hiểu nghiên cứu và tổng hợp về cách tử Bragg sợi quang, em đã nắm bắt một cách tổng quan về nguyên lý, tính chất cũng như các ứng dụng của cách tử Bragg sợi quang trong các hệ thống thực tế. Trước hết, đồ án nghiên cứu về cấu trúc, nguyên lý hoạt động của cách tử Bragg sợi quang, trong đó có bao gồm các tính chất của các dạng cách tử riêng biệt khác nhau. Tiếp đến dựa trên các tính chất này mà đồ án đã đưa ra các ứng dụng của các dạng cách tử trong các hệ thống thực tế như cảm biến, laser và nổi bật là ứng dụng trong hệ thống truyền dẫn quang. Tuy nhiên, sau gần 30 năm nghiên cứu và phát triển, cách tử Bragg sợi quang đã trở thành một lĩnh vực rất đa dạng trong loại hình và rộng lớn trong ứng dụng nên trong phạm đồ án này em không thể nghiên cụ thể, chi tiết về các vấn đề của cách tử Bragg sợi quang mà chỉ tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu về các vấn đề cơ bản nhất. Cùng với sự phát triển chủng loại của cách tử ngày càng được tìm tòi và đưa ra thực tế (chẳng hạn cách tử Chiếu xạ FBG), các ứng dụng của nó cũng càng ngày càng được mở rộng nhất là trong lĩnh vực viễn thông và các hệ thống cảm biến trong xây dựng, bảo mật, kiểm tra các yếu tố môi trường trong các ngành công nghiệp chẳng hạn như luyện kim, sinh hóa …Sau cùng đồ án đã đề cập đến các công nghệ dùng để chế tạo cách tử Bragg, nó bao gồm cả các cách chế tạo cổ điển cũng như hịên đại. Thậm chí nó còn đề cập đến các công nghệ chế tạo FBG hiện đang chỉ dưới dạng tiềm năng và chỉ xuất hiện trong các phòng thí nghiệm và chưa được đưa ra thương mại hoá trong thực tế.

Tương lai, cách tử Bragg sợi quang sẽ còn có nhiều ứng dụng quan trọng cần được nghiên cứu để sử dụng hết tiềm năng, chẳng hạn như hệ thống chuyển mạch kênh quang và các hệ thống cảm biến trong các công trình. Điều đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu và toàn diện hơn nữa về khả năng của dạng thiết bị này

Trong đồ án này chắc chắn em không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em mong có sự góp ý và lượng thứ của các thầy cô và các bạn.

Để hoàn thành đồ án này một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Đức Nhân cùng các thầy cô giáo trong học viện đã giúp em hoàn thành bản đồ án này.

Sinh viên

Hoàng Trường Giang

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Yinian Zhu, Rand Afrikaans University Johannesburg Republic of South

Africa “Fabrication of Long period Gratings and their Application in Optical Fibre Communications and Sensing Systems”

[2]. Jianfeng Zhao, Rand Afrikaans University Johannesburg Republic of

South Africa “ An Object-Oriented Simulation Program for Fibre Bragg Gratings”

[3]. www.photonic.com

[4]. Vũ Văn San, Kỹ thuật thông tin quang, NXB KHKT 12/1997

1[5] Yihong Chen, Christopher Visone, Richard Pavlik, Daniel Al-Salameh,

Jack Tomlimson, Stan Lumish, “Role of the Dynamic Gain Equaliser as a Network Equaliser”, JDS Uniphase Corporation

2 [6] Atul Srivastava, Ph.D, Gordon Wilson, Ph.D, Horacio Facca, M.B.A,

“Creating Economic Value in DWDM Systems with Dynamic Gain Equalization”, White Paper, Onetta.

3 [7] Ozan K. Tonguz, Member, IEEE, and Felton A. Flood, Member IEEE,

“Gain Equalization of EDFA Ccascades”, Journal of lightwave technology, Vol 15, No 10 Octorber, 1997

4[8] Yihong Chen, Christopher Visone, Richard Pavlik, Daniel Al-Salameh,

Jack Tomlimson, “System test of Dynamic Gain Equalizer in Long Haul Transmission”, JDS Uniphase Corporation, 625 Industrial Way, Eatontown, NJ 07724, USA

Một phần của tài liệu Cách tử Bragg sợi (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w