3 4 OADM dựa trên cách tử đặt giữa Coupler

Một phần của tài liệu Cách tử Bragg sợi (Trang 59 - 60)

4. 1 3 Bù tán sắc bằng quang sợi cách tử Bragg chu kỳ biến đổi tuyến tính

4.2. 3 4 OADM dựa trên cách tử đặt giữa Coupler

Tính ổn định của OADM dựa trên cấu hình của giao thoa Mach-Zehnder đã giới thiệu trong 4. 4. 4. 2 cũng có thể được cải thiện nhờ sử dụng nhiễu giữa các mode của Coupler quang. Việc tạo ra một cách tử ở giữa một coupler nửa vòng (100%) đã được chứng minh trong cả hai dạng cấu hình thiết bị Planar và thiết bị toàn quang.

Hình 4. 11: Cấu hình OADM dạng cách tử nằm giữa Coupler

Thiết bị này rất nhỏ gọn, tuy vậy về nguyên lý chỉ có sự đối xứng hoàn toàn khi chế tạo cách tử có dạng như một bộ phản xạ điểm. Điều này chỉ có khả năng thực hiện khi sử dụng các cách tử rất ngắn hoặc các coupler rất dài. Hình trên cho thấy cấu hình dạng này : ánh sáng được đưa vào cổng 1 và được truyền tới trung tâm của coupler. Một cách tử được đặt tại trung tâm của coupler nơi sự khác pha giữa các mode eigen là π/4, nơi ánh sáng được chia một cách đều nhau giữa hai các phần dẫn sóng của coupler. Kênh có bước sóng λG dược phản xạ trở lại do cách tử và phần tín hiệu còn lại truyền qua coupler đến cổng ra 2. Trong quá trình phản xạ, các eigenmode phản xạ trong coupler đạt đến độ khác pha tổng cộng là π/2 và vì thế kênh có bước sóng λG được tách ra tại cổng 4. Về nguyên lý, độ ổn định của thiết bị giao thoa được cải thiện với cấu hình Mach-Zehnder bởi vì sự phản xạ điểm và nhiễu đạt được thông qua việc truyền các eigenmode của coupler. Tuy nhiên các giới hạn của đối với độ dài cách tử và độ dài các coupler đã chế tạo đòi hỏi phải có các tính toán phù hợp.

Một phần của tài liệu Cách tử Bragg sợi (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w