Giai đoạn trồng ngoài đồng: Các chỉ tiêu về sinh trưởng
- Động thái tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây: đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng các cây đã được đánh dấu. Cách 7 ngày đo một lần.
- Khả năng phân cành: đếm số cành cấp 1, đếm 3 cây đã được đánh dấu trên một ô. Cách 7 ngày đếm một lần.
Các chỉ tiêu về phát dục
- Ngày ra hoa: khi 50% số cây trên một ô ra hoa. - Ngày có quả: khi 50% số cây trên một ô có quả
- Ngày bắt đầu thu hoạch quả: khi 50% số quả trên một ô có quả thu hoạch. Quả thu hoạch được phải được phát triển tối đa về kích thước, vỏ quả căng bóng, chuyển qua màu đỏ nhạt.
Các yếu tố cấu thành năng suất
- Số quả/cây (quả) = Số quả trên các cây theo dõi Sốcây theo dõi
- TL quả/cây (g) = TL quảcủa các cây theo dõi Sốcây theo dõi - TL TB quả (g) = TL quảcủa các cây theo dõi
Tổng sốquảtrên các cây theo dõi - NS ô thí nghiệm (kg) = TL quả/ô qua các đợt thu hoạch. - NS lý thuyết (tấn/ha) = TL quả/cây x mật độ/ha
- NS thực tế (tấn/ha) = NS ô thí nghiệm (mP 2 P ) x 10.000 mP 2 P Phẩm chất quả: - Màu sắc vỏ quả: Xếp theo thứ tự từđậm đến nhạt. - Độ dày vỏ quả: xếp theo thứ tự vỏ mỏng đến vỏ dày. - Độ ngọt quả: xếp theo độ ngọt giảm dần.
- Mùi thơm quả: xếp theo mùi thơm giảm dần.
Kích thước quả: đo chiều dài quả và chu vi vòng quả.
Sâu bệnh hại:
- Theo dõi mức độ gây hại của sâu bệnh trên lá và quả của từng nghiệm thức.
3.2.4 Quy trình kĩ thuật
3.2.4.1 Cây mướp hương Thời gian tiến hành:
Từ ngày 26/02/2008 đến ngày 08/05/2008 tại trại thực nghiệm Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Làm đất:
Muốn trồng mướp tốt, cho nhiều quả, đất phải làm kỹ, tơi xốp vì rễ mướp có đặc tính phát triển xa gốc.
- Rải 25kg vôi để khửđất và tăng pH trước khi lên luống 7 ngày
- Lên luống rộng 2,5 - 3,0m, cao 20-25cm. Khoảng cách giữa 2 luống là 2.5m. Phủ luống bằng bạt phủ nông nghiệp.
- Bón lót: gồm 150kg phân trùn + 5 kg super lân + 4 kg KCl + 2kg NPK 16-16- 8-13S. Làm rãnh dọc theo luống, bón phân xuống và lấp đất lại.
Xử lý hạt giống:
Bấm bỏ một phần vỏ hạt để tăng khả năng hút nước, ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong 10 tiếng sau đó vớt hạt và ủ hạt giống trong khăn sạch đến khi hạt nứt nanh (24 tiếng).
Gieo hạt:
Khi hạt đã ra mầm rễ thì mang ra gieo. Gieo vào khay ươm đã có sẵn giá thể gồm tro trấu, xơ dừa mỗi lỗ 1 hạt. Khi gieo chú ý sao cho mầm rễ không bị gãy và hướng xuống phía dưới. Phủ lên trên hạt một lớp giá thể mỏng.
Trồng cây:
Tiến hành trồng ra luống theo sơ đồ bố trí thí nghiệm khi cây đã được 2 lá thật. Trên tấm bạt phủ, đục lỗ tròn có đường kính 8cm để trồng cây. Giữa các cây trong cùng nghiệm thức cách nhau 0.6m. Giữa các nghiệm thức trong cùng khối cách nhau 1m. Lấy cây con ra khỏi khay ươm sao cho bầu đất không bị bể. Đặt cây xuống hốc, lấp đất nhẹ kín gốc. Dùng bình tưới phun tưới nước nhẹđể giữẩm cho cây.
Chăm sóc và bón phân:
Thời gian từ khi gieo hạt đến khi mướp leo kín giàn mất gần 2 tháng. Để tận dụng đất có thể gieo xen các loại rau khác như rau dền, rau cải. Sau 40 - 50 ngày thu hoạch rau thì xới đất vun gốc, chăm sóc cho mướp phát triển.
Tưới nước, bón thúc:
Mướp rất cần độ ẩm, do đó cứ 4 – 5 ngày tưới nước một lần. Thời gian đầu phải dung bình phun tưới nước vào gốc cây. Khi bộ rễ đã phát triển có thể tháo nước vào ngập rãnh để rễ có thể hút được nước, luôn giữ cho đất ẩm. Bón thúc bằng phân vô cơ, chia ra làm 5 đợt. Tùy theo từng giai đoạn và nhu cầu của cây mà bón lượng phân và thành phần khác nhau.
Đợt 1: khi cây có khoảng 4-6 lá thật để chuẩn bị dinh dưỡng cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Gồm 0.5kg urea + 1.5kg NPK 16-16-8-13S + 1kg DAP.
Đợt 2: khi cây chuẩn bị ra hoa để tạo điều kiện cho cây có sức ra nhiều hoa, đậu quả và ra thêm hoa, quảở nhánh. Gồm: 1kg urea + 2.5kg NPK 16-16-8-13S.
Đợt 3: khi cây đậu quả rộ: Bón phân nhằm nuôi quả, để quả to đẫy sức. Gồm: 2kg NPK + 1kg KCl + 0.5kg DAP.
Đợt 4: khi mướp đã cho thu hoạch một đợt, bón thúc nhằm phục hồi cây và nuôi quả. Gồm: 0.5kg urea + 2kg NPK 16-16-8-13S + 1kg KCl.
Đợt 5: khi mướp đã cho thu hoạch đợt thứ hai, tiếp tục bón thúc để phục hồi cây và nuôi trái. Gồm: 1 kg urea + 2kgNPK 16-16-8-13S + 1.5kg KCl.
Mỗi lần bón thúc đều phải kết hợp xới đất vun gốc, nhổ cỏ, cắt tỉa nhánh, lá gốc.
Làm giàn:
Giàn làm kiểu mái bằng cao 1.8m, căng lưới thưa phủ giàn để dây mướp leo lên.
Bắt dây, nương quả:
Bắt dây bò đều trên giàn, tỉa bớt lá gốc, lá chân cho thoáng. Khi mướp ra quả chú ý nương quả, thả thõng quả xuống giàn cho thẳng, đẹp tiện thu hái, những quả bị ong châm cần loại bỏ ngay.
Thu hoạch khi quả vừu đủ lớn, quả còn non , quả mướp già hóa xơ rất nhanh nên đặc biệt chú ý không được để già. Thu hoạch buổi sáng khi quả đang tươi, cắt cuống nhẹ nhàng, tránh dập nát.
Để giống phải chọn quả to không sâu bệnh, từ quả thứ 2 – 3 trở lên, để quả già trên cây, sau đó hái về phơi khô để lên gác bếp, tới vụ bóc ra lấy hạt. Có thể phơi khô hạt, bảo quản trong chai lọđậy kín.
3.2.4.2 Cây cà chua Thời gian tiến hành:
14/04/2008 đến ngày 03/08/2008 tại trại thực nghiệm Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Làm đất:
Cà chua có bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu và rộng. Vì vậy cần trồng ở nơi cao ráo, chú ý thoát nước cho cây. Cuốc đất sâu 18-20cm, lên luống cao 30cm để dễ thoát nước khi mưa nhiều, giữ được nước khi khô hạn và giúp cho việc chăm sóc cây được dễ dàng. Sau khi lên luống, cuốc hố cách nhau 60cm để bón lót. Mỗi hỗ bón 1kg phân hữu cơđã được ủ với phân lân. Lấp đất lại và dùng bạt phủ nông nghiệp phủ luống để hạn chế thoát hơi nước và cỏ dại.
Xử lý hạt giống:
Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) từ 3-4 giờ. Lấy cho vào túi vải, để chỗ ấm nhằm thúc đẩy hạt nảy mầm. Sau 3-4 ngày, rễ trắng nhú ra là có thểđem gieo vào khay ươm.
Gieo hạt:
Gieo hạt vào khay ươm, mỗi lỗ 1 hạt. Chú ý không để gãy mầm rễ và đặt hạt sao cho rễ hướng xuống dưới. Sau khi gieo, phủ một lớp giá thể mỏng lên trên và tưới ẩm đủđể hạt phát triển. Sau 30-40 ngày, cây con có 5-6 lá có thểđem trồng.
Lá cà chua có thể hút chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây. Trước khi đem ra trồng, pha loãng phân bón lá phun cho cây để rễ mới dễ ra rễ, cây sau khi trồng phục hồi nhanh hơn.
Tiến hành trồng ra luống theo sơ đồ bố trí thí nghiệm khi cây đã được 6-7 lá thật. Trên tấm bạt phủ, đục lỗ tròn có đường kính 8cm ngay phía trên hốđã bón lót để trồng cây. Mỗi luống trồng 1 hàng.
Khi trồng, chọn những cây con to khỏe, nhiều rễ, thân thẳng, không cong lá, có màu xanh tươi. Loại bỏ những cây con quá vống. Chọn những cây cao trung bình 15- 17cm, có 6-7 lá thật, vào độ tuổi 30-35 ngày đem trồng là tốt nhất. Lấy cây con ra khỏi khay ươm sao cho bầu đất không bị bể. Đặt cây xuống hốc, lấp đất nhẹ kín gốc. Thân cây cà chua dễ ra rễ bất định, nên trồng sâu để cây mọc được nhiều rễ, sinh trưởng khỏe. Dùng bình phun tưới nước nhẹđể giữẩm cho cây.
Chăm sóc:
Tỉa cành:
Cây cà chua mang nhiều chồi tạo thành cành mang quả. Tuy vậy số lượng quảở từng loại cành khác nhau. Những cành phía dưới cho nhiều quả và quả lớn tương đương thân chính. Vì vậy khi cây phân cành chỉ nên giữ thân chính và một thân phụ. Tỉa bỏ kịp thời những chồi nách không cần thiết, kết hợp tỉa lá già, lá bệnh.
Xới đất, vun gốc, trừ cỏ:
Trong mỗi vụ cà chua có thể xới đất 2-3 lần, kết hợp với vun gốc để cây phát triển vững vàng và cho nhiều rễ. Thường xuyên làm cỏ cho cây, kết hợp cắm cây làm giàn chống đỡ hạn chếđổ ngã cho cây.
Tưới nước:
Ngay sau khi trồng thường xuyên tưới nước đủẩm để cây mau bén rễ, tỉ lệ sống cao. Sau đó cần tưới duy trì đủ độẩm cho đất. Giai đoạn ra hoa đến quả phát triển cần cung cấp đủ nước.
Bón phân:
Tổng số lượng phân bón cả vụ cho 1ha trồng cà chua như sau: - Phân chuồng hoai: 20-30 tấn
- Đạm: 150-300 kg N (tương đương 330-660 kg urê)
- Lân: 150-200 kg PB2BOB5B (tương đương 1000 – 1300 kg super lân) - Kali: 150 -300kg KB2BO (tương đương 275 – 545 kg KCl
- Bón lót: toàn bộ phân chuồng và 2/3 phân lân - Bón thúc:
Lần 1: 7-10 ngày sau trồng: ¼ đạm + 1/3 lân + ¼ Kali Lần 2: 20 -25 ngày sau trồng: ¼ đạm + ¼ Kali
Lần 3: trước khi cây ra hoa đợt một: ¼ đạm + ¼ Kali Lần 4: sau khi thu quả 1-2 lần: ¼ đạm + ¼ Kali
Thu hoạch và để giống:
Khi cà chua đã lớn đẫy sức, vỏ căng bóng và chuyển sang màu trắng xanh là có thể thu hoạch được để vận chuyển đi xa an toàn. Cũng có thể thu hoạch trễ một chút khi quảđã chín một nửa. Thường cứ cách 3-5 ngày thu hoạch một lần. Khi thu hoạch cắt cuống quả nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến cành và cả chùm quả.
Chọn những quả tốt, có đặc điểm điển hình của giống trên những cây tốt. Hái quả khi đã chín đủ, mang vềđể thêm vài ngày cho quả chín mềm rồi thu lấy hạt.
3.2.5 Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Microsoft of Excel và phần mềm thống kê MSTATC.
4 Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Diễn biến khí hậu, thời tiết trong thời gian tiến hành thí nghiệm
0