Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng rong để xử lý nitơ, photpho trong nước thải sinh hoạt (Trang 46 - 50)

Để đánh giá khả năng hấp thụ các hợp chất Nitơ, photpho và khả năng ứng dụng rong

Ceratophyllum demersum cho việc xử lý nước thải ở chợ. Quá trình nghiên cứu được

chia làm 3 giai đoạn:

1. Nghiên cứu cơ bản

Mục đích: đánh giá khả năng hấp thụ các dạng hợp chất Nitơ và Photpho của

rong Ceratophyllum demersum.

Rong Ceratophyllum được nuôi trong môi trường BG11 pha loãng 4 lần (BG11/4) và trong hệ thống tuần hoàn nước dưới ánh sáng của đèn neon.

Hàm lượng NH4+, và PO43-, NO3- được xác định theo phương pháp chuẩn.

– Nuôi 10g rong tươi trong 1 lít môi trường BG11/4 (không ammonium) với các hàm lượng NH4+, NO3-, PO43- ở nhiệt độ khoảng 28-300C dưới ánh sáng có cường độ 4000 lux.

– Sau 24 giờ nuôi (12 giờ chiếu sáng, 12 không có ánh sáng ban đêm), tiến hành xác định hàm lượng NH4+, NO3-, PO43- còn lại trong dịch nuôi.

2. Nghiên cứu khả năng xử lý nƣớc thải sinh hoạt

Mục đích: đánh giá khả năng xử lý nước thải sinh hoạt từ chợ đầu mối

Nông Sản Thủ Đức của rong Ceratophyllum demersum trong thực tế

Rong Ceratophyllum demersum được nuôi trong nước thải lấy từ chợ đầu mối Nông Sản Thủ Đức. Các chỉ tiêu COD, BOD5, Nitơ tổng, Photpho tổng, và SS được xác định theo phương pháp chuẩn.

Hình 3.1 Rong xử lý trực tiếp nước thải

Bố trí thí nghiệm

- Nuôi rong tươi trong môi trường nước thải được lấy từ hầm bơm của trạm xử lý nước thải chợ đầu mối Nông Sản Thủ Đức. Ta lấy theo tỉ lệ cứ 10g rong trên 1 lít nước thải.

- Xác định hàm lượng COD, BOD5, Nitơ tổng, Photpho tổng, và SS bằng cách lấy mẫu sau 24h phân tích 1 lần, và tiến hành phân tích trong thời gian 3 ngày liên tiếp.

3. Nghiên cứu xây dựng mô hình kết hợp

Mô hình tự thiết kế là dạng mô hình hóa của quá trình A2/O. Đây là quá trình kết hợp 3 giai đoạn xử lý yếm khí (anaerobic), thiếu khí (anoxic), và hiếu khí (aerobic (Oxic)). Quá trình này khử nitơ và photpho kết hợp với nuôi rong để đạt hiệu quả cao nhất trong xử lý nước thải sinh hoạt.

Sơ đồ 3.1 Mô hình hóa của quá trình A2/O

- Nước thải ô nhiễm được lấy từ hầm bơm sẽ được cho vào bể xử lý yếm khí. Từ bể này, nước sẽ đi qua các bể thiếu khí và cuối cùng là bể sục khí. Sau đó, nước thải sẽ đi vào bể lắng một thời gian sẽ dẫn ra bể nuôi rong để đánh giá hiệu quả xử lý của rong

Trong quá trình xử lý có thể bổ sung thêm bùn hoạt tính. Bùn này được nuôi hiếu khí.

Thời gian lưu của nước tại các bể được dựa vào các thông số thiết kế cho quá trình khử nitơ và photpho kết hợp với dung tích các bể là từ 80- 120m3.

Bảng 3.1 Thời gian các vùng xử lý của mô hình A2/O

Thông số Thời gian (giờ)

Vùng kị khí Vùng thiếu khí Vùng hiếu khí 0.5- 1.5 0.5- 1 3.5- 6 Xử lý yếm khí Xử lý thiếu khí Xử lý hiếu khí Bể lắng Bể thực vật thủy sinh

Sau đây là mô hình xử lý nước thải được thiết lập trong thực tế

Hình 3.2 Mô hình xử lý nước thải thiết lập trong thực tế

Các chỉ tiêu theo dõi

Trong nghiên cứu thí nghiệm khi chạy mô hình, do còn một số hạn chế bất cập nên chúng tôi chỉ tiến hành xác định hiệu quả xử lý đề tài bằng các chỉ tiêu như pH, COD, BOD5, tổng nitơ, tổng photpho, rắn lơ lửng theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng rong để xử lý nitơ, photpho trong nước thải sinh hoạt (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)