Mô hình sử dụng hợp lý

Một phần của tài liệu sử dụng hợp lý tài nguyên một số vũng - vịnh chủ yếu ven bờ biển Việt Nam (Trang 50 - 54)

IV. Những vấn đề cơ bản về sử dụng hợp lý tài nguyên vũng vịnh

3. Giải pháp sử dụng hợp lý và quản lý tài nguyên vũng-vịnh

3.5. Mô hình sử dụng hợp lý

- Mục đích của mô hình là phát huy tiềm năng tổng hợp của tài nguyên nhằm mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng, giảm thiểu tác động môi tr−ờng, giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích sử dụng, chống suy thoái và cạn kiệt tài nguyên nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

- Bản chất của mô hình là xác định cấu trúc và tỷ trọng phát triển các lĩnh vực kinh tế chủ đạo nh− giao thông, cảng - du lịch - thuỷ sản và t−ơng quan hợp lý giữa kinh tế và quốc phòng an ninh và phát triển và bảo vệ tự nhiên.

Kết cấu của một mô hình sử dụng tài nguyên một vũng - vịnh cụ thể sẽ là:

• Quan điểm xây dựng mô hình.

• Nguyên tắc và tiêu chí xây dựng mô hình.

• Nội dung, cấu trúc mô hình.

• Giải pháp thực hiện mô hình.

Có một nguyên tắc chung cho sử dụng hợp lý tài nguyên vũng - vịnh và phát huy tối đa lợi ích kinh tế, bảo vệ môi tr−ờng, tránh khai thác cạn kiệt tài nguyên, tạo ra khả năng tái tạo tài nguyên. Tuy nhiên không có một mô hình chung về sử dụng hợp lý tài nguyên cho tất cả các vũng - vịnh ven bờ, mà phải tuỳ thuộc vào tiềm năng tài nguyên và bản chất tự nhiên của mỗi vũng - vịnh.

Kết luận

- Vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam đ−ợc hiểu là “một phần của biển lõm

vào lục địa hoặc do đảo chắn tạo thành một vùng nớc khép kín ở mức độ nhất định mà trong đó động lực biển thống trị”. Vũng - vịnh là một nhóm thuỷ

vực độc lập, khác với các vùng cửa sông và đầm phá, ít nhất là về hình thái. Vũng - vịnh ven bờ biển th−ờng có độ mặn và độ trong cao và điều kiện thuỷ động lực biển thống trị, hoàn l−u n−ớc tốt và mức độ trao đổi n−ớc với vùng biển bên ngoài rất khác nhau. Tuy nhiên, về hình thái, tồn tại những dạng chuyển tiếp với vùng cửa sông và đầm phá do các yếu tố động lực ngoại sinh chi phối.

- Khái niệm vũng - vịnh ven bờ biển nói chung, dựa vào cả kích th−ớc và cấu tạo bờ, có thể phân chia thành: vịnh ven bờ (bay), vịnh bờ đá (embayment) và vụng - vũng (shelter - bight). Trong tr−ờng hợp kích th−ớc nhỏ vụng - vũng, không có sự phân biệt bờ đá hay bờ bồi tụ −u thế.Theo kích th−ớc và quy mô phân bố, có thể nhận thấy tính phân cấp của vũng - vịnh theo thứ tự nhỏ dần cấp vịnh biển (Gulf), cấp vịnh ven bờ (bay) và vụng (hoặc vũng) (bight and shelter).

- Tính chất đóng kín vũng - vịnh chủ yếu do cấu tạo địa chất bờ và động lực nội sinh gây nên, động lực ngoại sinh đóng vai trò tham gia. Các yếu tố hình thái cơ bản của một vũng - vịnh gồm bờ vịnh, mũi nhô: lòng vũng - vịnh, cửa vũng - vịnh, đảo chắn hoặc đảo nằm trong vịnh. Các dạng địa hình cơ bản, về nguồn gốc phát sinh thuộc về hai nhóm chính: nhóm các dạng địa hình kế thừa ít chịu ảnh h−ởng của quá trình biển và nhóm hình thành do các quá trình biển hiện tại. Điều kiện động lực biển (sóng, thuỷ triều, dòng chảy và dao động mực n−ớc biển) và độ mặn biển thống trị trong vũng - vịnh.

- Phần lớn các vũng - vịnh có nguồn cung cấp bồi tích hạn chế, từ các sông suối nhỏ lục địa đ−a ra, từ di chuyển ngang từ đáy vào bờ và nguồn phá huỷ đá gốc từ các mũi nhô. Môi tr−ờng trầm tích khá đa dạng với các dạng chính nh−

bãi biển, bãi triều (có thể có hoặc phổ biến bãi lầy sú vẹt), cửa sông, lạch triều và lòng vịnh. Khi động lực sóng thống trị, trầm tích hạt thô cát và bột lớn là thành phần chủ yếu. Khi thuỷ triều thống trị, trầm tích có thành phần rất phức tạp, mặc dù hợp phần mịn chiếm −u thế

- Nhiều tr−ờng hợp vũng - vịnh là các hệ sinh thái - động lực độc lập ven bờ, nh−ng phần lớn, chúng là tổ hợp của một số tiểu hệ sinh thái, nh−ng rất đặc tr−ng cho điều kiện vũng - vịnh, ví dụ: HST rạn san hô, HST thảm cỏ biển, HST bãi cát biển và HST đáy cứng.

- Hệ thống vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam đ−ợc hình thành trong biển tiến Holocen. Tuy nhiên, sự phát triển, tiến hoá của chúng rất khác nhau. Có thể phân biệt thành ba nhóm: nhóm thu hẹp dần, nhóm mở rộng dần, nhóm t−ơng đối ổn định. Cùng với sự phá huỷ dần mũi nhô đá gốc và bồi tụ bờ vịnh, nói chung, vũng - vịnh có xu thế hẹp dần, nông dần và san bằng địa hình đáy.

- Vũng - vịnh xuất hiện dọc theo chiều dài bờ và các đảo lớn. Thống kê cho biết ven bờ biển Việt Nam có 48 cái và tổng diện tích khoảng 3 997,5km2. Phân tích và đánh giá 8 nhóm chỉ tiêu động lực - hình thái cho thấy: kích th−ớc vũng -

vịnh gồm 4 nhóm khá đều về tỷ lệ: diện tích rất nhỏ d−ới 10 km2 (23%); nhỏ 10 - 50 km2 (35%); trung bình 50 - 100 km2 (13%); lớn trên 100 km2 (29%). Độ

sâu vũng - vịnh đ−ợc phân chia thành 4 cấp: rất lớn trên 25m (6%); lớn 15m - 25m (29%); trung bình 5m - 15m (48%), nhỏ d−ới 5m (17%). Nhóm độ

sâu trung bình phổ biến nhất. Hình thái vũng - vịnh gồm 2 nhóm đẳng th−ớc (77%) và kéo dài (23%). Hình thức tạo vũng - vịnh do mũi nhô đá gốc chiếm −u thế (85,5%) và ít hơn là do đảo chắn hỗn hợp (14,5%). Mức độ đóng kín, theo mức độ trao đổi n−ớc với biển, đ−ợc chia thành 5 cấp: rất hở (19%), hở (46%), nửa kín (29%), gần kín (2%) và rất kín (4%). Thủy triều tại các vũng - vịnh có thể phân biệt triều lớn (macrotide - 29%); triều vừa (mesotide - 6%) và triều nhỏ (microtide), trong đó nhóm triều nhỏ, biên độ d−ới 2m chiếm −u thế (65%). Cấu tạo thạch học bờ đ−ợc phân thành ba nhóm −u thế: bờ cát (52%), bờ bùn (2%) và bờ đá gốc (44%). Sông đổ vào vũng - vịnh đ−ợc phân thành hai nhóm không đáng kể (52%) và đáng kể (48%).

- Có thể phân hệ thống vũng - vịnh ven bờ thuộc 4 vùng địa lý có các đặc tr−ng riêng biệt. Sự phân bố đa dạng trên nhiều vùng địa lý làm đa dạng thêm các giá trị tài nguyên của hệ thống vũng - vịnh Việt Nam. Vùng 1: ven bờ Bắc Bộ, cấu trúc địa chất ảnh h−ởng lớn đến hình thái vũng - vịnh, thuỷ triều đóng vai trò động lực chủ đạo, vai trò sông - suối đổ vào vũng - vịnh khá lớn; Vùng 2: bờ biển Bắc Trung bộ, bờ cát tạo vũng - vịnh là chủ yếu, động lực sóng đóng vai trò chủ yếu, sông suối đóng vai trò nhất định; Vùng 3: Nam Trung bộ, tập trung vũng - vịnh, vai trò bờ đá tạo vũng - vịnh quan trọng nhất, động lực sóng lớn, triều nhỏ, vai trò của sông nhỏ và giảm dần về phía nam; Vùng 4: các đảo phía nam, −u thế bờ đá, vai trò của sóng rrất lớn, của triều nhỏ và của sông suối gần nh− không đáng kể.

- Để sử dụng hợp lý tài nguyên vũng - vịnh, cần tiến hành kiểm kê đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện tài nguyên vũng - vịnh nh− là một hệ thống. Ngoài đánh giá tài nguyên phi sinh vật và sinh vật theo nguồn gốc phát sinh truyền thống, cần đánh giá tài nguyên môi tr−ờng vũng - vịnh và gắn t− duy tài nguyên với môi tr−ờng, bảo vệ môi tr−ờng.

- Để sử dụng hợp lý tài nguyên vũng - vịnh, cần áp dụng cách đánh giá giá trị tài nguyên theo ph−ơng pháp mới: giá trị sử dụng, bao gồm các giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị để giành (option value), hay còn gọi là giá trị tiềm năng; giá trị không sử dụng bao gồm các giá trị để giành, giá trị để lại và giá trị l−u tồn. Việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên có giá trị sử dụng trực tiếp sẽ không chỉ căn cứ vào khả năng tái tạo hay không tái tạo của tài nguyên mà còn xem xét đến khả năng để giành - l−u tồn, tác động đến môi tr−ờng, khả năng gây tổn hại cho tài nguyên khác trong cùng hệ thống.

- Tiềm năng sử dụng tài nguyên vũng - vịnh gồm có ba h−ớng chính: phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn tự nhiên và an ninh - quốc phòng. Chúng đ−ợc sử dụng theo các ph−ơng thức riêng rẽ hoặc sử dụng kết hợp với các dạng một tài nguyên - một lợi ích sử dụng, một dạng tài nguyên - đa lợi ích sử dụng và một nhóm tài nguyên - một lợi ích sử dụng.

- Quan điểm sử dụng hợp lý tài nguyên là phát triển bền vững (sự phát triển đảm bảo lâu bền các nguồn tài nguyên và chất l−ợng môi tr−ờng, do đó cho phép tăng tr−ởng kinh tế, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ t−ơng lai (Clark J.R., 1996)), đảm bảo phát huy hiệu quả kinh tế (tổng hiệu quả, chi phí - lợi ích) và giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích.

- Ph−ơng cách sử dụng hợp lý tài nguyên vũng - vịnh là dựa trên các dạng tài nguyên tổng hợp, chính là sử dụng các hệ sinh thái. Sử dụng tài nguyên vũng - vịnh tốt nhất là tiếp cận với quản lý tổng hợp vũng - vịnh theo mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đồng thời coi trọng lợi thế đảm bảo an ninh quốc phòng. Đây cũng là một cách đánh giá tổng hợp tài nguyên vũng - vịnh để tìm ra lợi thế phát triển với đặc thù riêng trong quy hoạch phát triển và tổ chức lãnh thổ dải ven bờ biển.

- Sử dụng hợp lý tài nguyên vũng - vịnh cần phải chú ý tới các yếu tố tác động, chi phối sử dụng tài nguyên nh− các tai biến tự nhiên, tình hình khai thác tài nguyên và những vấn đề môi tr−ờng nảy sinh, hiện trạng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức lãnh thổ.

- Các giải pháp sử dụng hợp lý và quản lý tài nguyên vũng - vịnh bao gồm: xây dựng và quản lý thông tin; quy hoạch quản lý và sử dụng tài nguyên vũng - vịnh; triển khai các dự án đầu t− khai thác sử dụng và bảo vệ, phát triển tài nguyên; thực hiện các giải pháp quản lý phù hợp với bản chất vũng - vịnh, tình hình kinh tế - xã hội địa ph−ơng và hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên và đủ tính khả thi để có thể đ−ợc chấp nhận (thể chế, chính sách, tăng c−ờng nâng cao năng lực quản lý, kiểm tra và bảo vệ an ninh tài nguyên, điều tra cơ bản, quan trắc, giám sát, nâng cao trách nhiệm các cấp quản lý và ý thức cộng đồng, tăng c−ờng hợp tác quốc tế).

- Bản chất của mô hình sử dụng hợp lý tài nguyên vũng - vịnh là xác định cấu trúc và tỷ trọng phát triển các lĩnh vực kinh tế chủ đạo nh− giao thông, cảng - du lịch - thuỷ sản và t−ơng quan hợp lý giữa kinh tế và quốc phòng an ninh và phát triển và bảo vệ tự nhiên. Nguyên tắc chung cho sử dụng hợp lý tài nguyên vũng - vịnh và phát huy tối đa lợi ích kinh tế, bảo vệ môi tr−ờng, tránh khai thác cạn kiệt tài nguyên, tạo ra khả năng tái tạo tài nguyên. Tuy nhiên không có một mô hình chung về sử dụng hợp lý tài nguyên cho tất cả các vũng - vịnh ven bờ, mà phải tuỳ thuộc vào tiềm năng tài nguyên và bản chất tự nhiên của mỗi vũng - vịnh.

Tài liệu tham khảo

1. Ackefors H. and Grip K, 1995. The Swedish Model for coastal zone management. Swedish

Environment Protection Agency, 1995. Report 4455. P 1 - 83.

Một phần của tài liệu sử dụng hợp lý tài nguyên một số vũng - vịnh chủ yếu ven bờ biển Việt Nam (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)