IV. Những vấn đề cơ bản về sử dụng hợp lý tài nguyên vũng vịnh
2. Các yếu tố tác động, chi phối sử dụng tài nguyên
2.1. Các tai biến tự nhiên
Các tai biến tự nhiên gây thiệt hại về kinh tế, thậm chí cả con ng−ời và tạo ra các tác động môi tr−ờng khi hoạt động sử dụng tài nguyên vũng - vịnh. Vì vậy, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cần đ−ợc quan tâm sâu sắc khi sử dụng tài nguyên vũng - vịnh. Theo nguồn gốc phát sinh, có thể phân loại thành: tai biến địa chất bao gồm tai biến nội sinh (động đất, nứt đất, sóng thần...) và tai biến ngoại sinh (sa bồi, xói sạt lở, tr−ợt đất, lở đá, cát bay, cát chảy, phóng xạ tự nhiên...) và tai biến khí hậu - thủy văn (bão, lốc, n−ớc dâng trong bão, enso, nhiễm mặn, ngọt hóa, ngập lụt, sóng lớn...). Việc đánh giá tai biến tự nhiên bao gồm các vấn đề quy mô phân bố, mức độ biểu hiện (cấp diễn, tr−ờng diễn, tiềm ẩn, bộc phát) và mức độ nguy hại của nguy biến liên quan đến qui mô sử dụng vũng - vịnh dựa theo các kịch bản phát triển ứng với các ph−ơng án cụ thể. Các giải pháp ứng sử tai biến cần phải đ−ợc chỉ ra khi nghiên cứu từng vũng - vịnh cụ thể để né tránh (thay đổi mục tiêu hoặc qui mô sử dụng), đề phòng (giải pháp qui hoạch công trình và ph−ơng thức sử dụng phù hợp), chế ngự (chủ động phòng chống bằng các công trình cụ thể) hoặc thậm chí loại bỏ đối với tai biến ngoại sinh qui mô nhỏ.
2.2. Tình hình khai thác tài nguyên và những vấn đề môi tr−ờng nảy sinh
Thông tin về tình hình khai thác tài nguyên là căn cứ quan trọng để khai thác sử dụng hợp lý chúng, điều tra qua hệ thống tài liệu l−u trữ của các cơ quan quản lý, điều tra nhân dân và khảo sát trực tiếp. Giống nh− đánh giá giá trị tài nguyên, việc đánh giá tình hình khai thác tài nguyên cũng cần có quan điểm mở rộng, đánh giá cả những vấn đề liên quan đến tài nguyên sử dụng gián tiếp và tài nguyên l−u tồn nhằm hiểu biết rõ về hiện trạng khai thác, sử dụng, đánh giá những vấn đề bức xúc, bất hợp lý và phân tích nguyên nhân suy giảm, cạn kiệt tài nguyên. Đó là những vấn đề về:
- Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng: đối t−ợng tài nguyên sử dụng, mục đích, hiệu quả kinh tế - xã hội.
- Phân tích, đánh giá những vấn đề bức xúc, bất hợp lý trong quản lý, sử dụng tài nguyên và nguyên nhân.
kỹ thuật khai thác sử dụng thấp hoặc sử dụng sai mục đích.
- Gây tác động tiêu cực môi tr−ờng do các hoạt động kinh tế - xã hội. Rủi ro do thiên tai và sự cố kỹ thuật.
- Mâu thuẫn lợi ích sử dụng tài nguyên.
- Cơ chế quản lý và chính sách quản lý, sử dụng (hợp lý, ch−a hợp lý). Quyền sở hữu và quyền khai thác sử dụng tài nguyên vũng - vịnh. Những căn cứ về thuế tài nguyên, t− duy tài nguyên và môi tr−ờng trong luật đầu t−.
Việc nghiên cứu, đánh giá những vấn đề môi tr−ờng nảy sinh (nguồn, hiện trạng, dự báo và giải pháp ứng sử) đối với vũng - vịnh khi khai thác tài nguyên cần phải chú ý đến hai mặt: mặt phát sinh do khai thác tài nguyên và mặt tác động đến quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên. Nguồn tác động môi tr−ờng có thể do hoạt động kinh tế, dân sinh tại chỗ, có thể từ l−u vực th−ợng nguồn (kim loại nặng, thuốc trừ sâu...), có thể từ biển vào (dầu mỡ), hoặc đơn thuần do con ng−ời gây ra, hoặc con ng−ời tác động vào quá trình tự nhiên gây ra.
Hiện trạng môi tr−ờng của một vũng - vịnh bao gồm những vấn đề: ô nhiễm (chất thải rắn, chất thải lỏng, không khí) đ−ợc phân loại theo thành phần và tính chất chất gây ô nhiễm và tác động của nó đến môi tr−ờng đất, n−ớc, không khí, tới các hệ sinh thái và con ng−ời; Khai thác quá mức và cạn kiệt tài nguyên, các hình thức khai thác hủy diệt, hủy hoại cảnh quan và habitat; Các sự cố môi tr−ờng xuất hiện do các rủi ro kỹ thuật (tràn hóa chất, tràn dầu) do các tai biến tự nhiên bất th−ờng gây ra (bão lụt, n−ớc dâng) ô nhiễm, hủy hoại cảnh quan, xói lở bờ biển..., hoặc do một số sự cố xuất hiện do cả hai nhân tác con ng−ời và tự nhiên, mà điển hình là thủy triều đỏ và nạn tảo độc.
Dự báo những vấn đề môi tr−ờng, thực chất tiến hành đánh giá tác động môi tr−ờng chiến l−ợc cho vũng - vịnh theo các kịch bản phát triển dự định và dựa trên nền môi tr−ờng hiện tại và bản chất động lực và tiến hóa tự nhiên của vũng - vịnh.
Giải pháp ứng sử đối với những vấn đề môi tr−ờng nảy sinh khi sử dụng thủy vực có thể bao gồm nhiều ph−ơng cách khác nhau: né tránh, chấp nhận, ngăn ngừa, giảm thiểu.
2.3. Hiện trạng và nhu cầu phát triển kinh tế - x∙ hội và tổ chức l∙nh thổ
Để sử dụng hợp lý tài nguyên, cần phải có những nghiên cứu và đánh giá về hiện trạng và áp lực phát triển kinh tế - xã hội theo qui hoạch ngắn hạn (đến năm 2010) và định h−ớng phát triển dài hạn (đến năm 2020, hoặc dài hơn) và nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên, nhu cầu năng lực quản lý và bảo vệ tài nguyên. Sử dụng khai thác tài nguyên phải phù hợp với khả năng đầu t− vốn, trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ và năng lực quản lý để tránh lãng phí tài nguyên và gây tác động tiêu cực đến môi tr−ờng
Thông tin kinh tế - xã hội có thể thu thập từ những nguồn đã có l−u trữ ở các cơ quan quản lý, nghiên cứu, từ điều tra cộng đồng (phỏng vấn trực tiếp, lập
phiếu thăm dò) và khảo sát thực tế. Nội dung nghiên cứu và đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội cần bao hàm những thông tin cơ bản về: dân số và nguồn lực lao động; cơ sở hạ tầng; ngành nghề kinh tế; văn hóa, truyền thống lịch sử; tôn giáo, phong tục, tập quán và đặc điểm truyền thống khai thác, sử dụng vũng - vịnh; đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng. Đây là những vấn đề chung nhất cần phải có khi nghiên cứu kinh tế - xã hội một vùng. Tuy nhiên, theo định h−ớng sử dụng một vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam, rất cần thiết phải nhấn mạnh một vài vấn đề nh− tôn giáo, phong tục tập quán của c− dân biển và quyền sử dụng mặt n−ớc và đất ngập n−ớc. Ng−ời nông dân đã có Luật Đất đai nh−ng ng−ời ng−
dân ch−a có luật về mặt n−ớc và quyền sử dụng đất ngập n−ớc đối với họ còn là vấn đề trừu t−ợng và rất khác nhau ở các địa ph−ơng. Có đền bù đất đai cho ng−ời nông dân khi đất đ−ợc sử dụng vào mục tiêu khác, nh−ng ch−a có đền bù cho ng−ời ng− dân khi mà thủy vực họ khai thác nghề cá từ nhiều đời đ−ợc sử dụng vào mục đích khác.
Xác định phạm vi không gian để đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội khi sử dụng một vũng - vịnh cũng là một vấn đề mềm mỏng. Điều này phụ thuộc không chỉ vào qui mô sử dụng vũng - vịnh mà còn liên quan đến phạm vi l−u vực tác động và chịu tác động của những vấn đề khai thác tài nguyên và tác động môi tr−ờng nảy sinh từ vũng - vịnh. Ví dụ, đối với sử dụng vịnh Chân Mây ở Thừa Thiên Huế, một vũng khá nhỏ thuộc huyện Phú Lộc, nh−ng những vấn đề kinh tế - xã hội lan toả lại rất rộng liên quan đến đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và Lăng Cô, khu bảo tồn biển Hải Vân - Sơn Chà và cả tỉnh Thừa Thiên Huế.