Nghiên cứu xác định tỷ lệ dung môi/ bột lá dâu thích hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình chế biến trà từ lá dâu tằm (Trang 39 - 40)

Sau khi chọn được dung môi thích hợp là cồn 30%V đã axit hoá bằng 1% axit axetic và nhiệt độ chiết thích hợp là 25oC – 30oC chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi/nguyên liệu. Với việc lựa chọn kích thước nguyên liệu lá dâu được xay thô qua rây có đường kính 1mm, chúng tôi thấy cần tỷ lệ dung môi/nguyên liệu tối thiểu là 8:1 đến 16:1 để ngập nguyên liệu, thuận lợi cho quá trình chiết tách sau này. Vì vậy chúng tôi đã khảo sát việc chiết tách hàm lượng alkaloid TS ở các tỷ lệ dung môi/nguyên liệu là 6:1, 8:1, 10:1 và 12:1.

Kết quả xác định hàm lượng alkaloid tổng số và DNJ được trình bày trong bảng 4.6

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi đến hàm lượng alkaloid TS và DNJ thu được từ lá dâu

Công thức CT1 CT2 CT3

Hiệu suất thu hồi

alkaloid(%) 54,85 65,15 80,61 Hàm lượng DNJ(%) 0,014 c 0,015bc 0,018ab CV(%) 3,707 3,707 3,707

Từ bảng 4.6, chúng tôi thấy rằng khi tăng tỷ lệ dung môi so với nguyên liệu thì hàm lượng alkaloid tổng số thu được có tăng lên.

Khi sử dụng tỷ lệ dung môi/ bột lá dâu là 10:1 thì hiệu suất chiết tăng lên đáng kể so với tỷ lệ dung môi 6:1 và 8:1, nhưng khi tăng đến tỷ lệ 12:1,thì hàm lượng alkaloid ổn định, không tăng thêm so với tỷ lệ 10:1.

Mặt khác ở tỷ lệ này hàm lượng alkaloid TS thu được trong quá trình chiết tăng thêm không nhiều mà phải tốn thêm gấp 1,5–2 lần lượng dung môi, sản phẩm lại có nguy cơ lẫn thêm tạp chất, ngoài ra lại tiêu tốn năng lượng để cô đặc dịch chiết cho nên tính về ý nghĩa kinh tế là không có lợi.

Như vậy, khi dùng lá dâu được xay thô qua rây có đường kính 1mm để trích ly thì nên dùng tỷ lệ dung môi/nguyên liệu là 10:1 là tốt nhất, còn nếu như dùng các loại bột lá dâu có kích thước nghiền thô hơn thì có thể tăng thêm lượng dung môi để đảm bảo toàn bộ nguyên liệu được ngập trong dung môi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình chế biến trà từ lá dâu tằm (Trang 39 - 40)