Ph−ơng pháp kiểm tra tích cực khi mài phẳng có những đặc điểm sau đây:
Đầu đo không tiếp xúc theo chu kỳ với các chi tiết gia công (đầu đo rơi vào chỗ trống giữa các chi tiết gia công).
Các chi tiết gia công đ−ợc gá trực tiếp lên bàn từ, do đó không thể kiểm tra trực tiếp đ−ợc chiều cao hoặc bề dày của chi tiết.
Khi tính đến đặc điểm thứ nhất, các thiết bị kiểm tra tích cực đ−ợc lắp thêm cơ cấu khử lệnh hoặc chỉ thị trong thời điểm mà đầu đo nằm ở khe hở giữa các chi tiết gia công. Nguyên lý hoạt động của các thiết bị này là làm chậm quá trình phát lệnh hoặc ngắt kết nối đầu đo với cơ cấu chỉ thị khi đầu đo đi qua khe hở giữa các chi tiết gia công. Các thiết bị kiểm tra tích cực khi mài phẳng đ−ợc chia làm hai loại:
- Thiết bị kiểm tra tích cực không có hiệu chỉnh máy. - Thiết bị kiểm tra tích cực có hiệu chỉnh máy.
a. Thiết bị kiểm tra tích cực không có hiệu chỉnh máy khi mài phẳng
Hình 4-20. Sơ đồ kiểm tra tích cực không có hiệu chỉnh máy khi mài phẳng
1. Đầu đó; 2. Cán; 3. Nam châm điện; 4, 9. Lò xo; 5. ống; 6. Vít hiệu chỉnh; 7. Nam châm điện phanh hãm; 8. Tay đòn.
Trên hình 4-20 là sơ đồ kiểm tra tích cực khi mài phẳng không có hiệu chỉnh máy. Khi đo, đầu đo 1 chạm vào chi tiết gia công, lúc này đầu của vít hiệu chỉnh 6 tạo với mặt đầu của ống 5 một khe hở nhất định (độ lớn của khe hở phụ thuộc vào kích th−ớc của chi tiết gia công). Khi kích th−ớc gia công đạt yêu cầu thì các tín hiệu - lệnh cần thiết đ−ợc truyền tới cơ cấu chấp hành của máy. Kết quả kiểm tra kích th−ớc cũng đ−ợc ghi lại trên thang chia của thiết bị khí nén. Khi đo, cán 2 đ−ợc hãm lại bằng bộ ngắt mạch của nam châm điện 3 và đ−ợc giữ tại vị trí này bằng lò xo 4, do đó đầu đo 1 không bị tụt xuống d−ới bề mặt gia công khi đi qua khe hở giữa các chi tiết. Sau mỗi hành trình kép của bàn máy, dòng điện đi vào nam châm điện 3, cán 2 đ−ợc nâng lên bằng tay đòn 8 của nam châm điện phanh hãm 7. Lò xo 9 có tác dụng tạo ra lực đo cần thiết. Nh−ợc điểm của thiết bị trên đây là kết cấu phức tạp do có bộ ngắt mạch hành trình của nam châm điện phanh hãm 7 và các đầu đo chóng mòn (vì tiếp xúc trực tiếp với bề mặt gia công). Để khắc phục các nh−ợc điểm này ng−ời ta dùng các thiết bị đo không tiếp xúc trực tiếp.
Hình 4-21. Sơ đồ kiểm tra tích cực không tiếp xúc trực tiếp và không có hiệu
chỉnh máy khi mài phẳng
1. Bàn từ; 2. Chi tiết gia công; 3. ống khí nén; 4. Cơ cấu đo; 5. Cơ cấu hãm; 6. Cam; 7. tay quay; 8. Đế; 9. Lò xo lá; 10. Thanh dẫn; 11. Vít vi chỉnh; 12. Cơ cấu
chỉ thị; 13. Bộ ổn định áp lực.
Trên hình 4-21 là sơ đồ thiết bị không tiếp xúc trực tiếp và không có hiệu chỉnh máy để kiểm tra chi tiết trên các máy mài phẳng với bàn hình chữ nhật và
chi tiết gia công đ−ợc gá trên bàn từ 1 của máy. Cơ cấu đo 4 đ−ợc điều chỉnh thô theo thanh dẫn 10, còn điều chỉnh tinh bằng vít vi chỉnh 11. Để hãm cơ cấu 5 ng−ời ta dùng tay quay 7 của cam 6. Nhờ tay quay 7 của cam 6 mà cơ cấu hãm 5 đ−ợc nâng lên và đ−ợc treo trên đế 8 thông qua lò xo lá 9. Bề dày của chi tiết đ−ợc kiểm tra theo khe hở s giữa các bề mặt gia công và mặt đầu của ống khí nén 3. ống khí nén này đ−ợc nối bằng các ống mềm với các cơ cấu chỉ thị 12 và bộ ổn định áp lực 13 của cơ cấu đo khí nén.
b. Thiết bị kiểm tra tích cực có hiệu chỉnh máy khi mài phẳng
Hình 4-22. Sơ đồ kiểm tra tích cực với hiệu chỉnh máy khi mài phẳng
1. ụ đá mài; 2. Vít quay; 3. Cặp bánh răng côn; 4. Hộp giảm tốc; 5. Động cơ điện điều chỉnh; 6. Bộ khuyếch đại; 7. Cơ cấu đo; 8. Chi tiết gia công; 9. Đá mài.
Hình 4-22 là sơ đồ kiểm tra tích cực khi mài phẳng với cơ cấu hiệu chỉnh tự động máy mài. Khi mài, các chi tiết gia công 8 đi qua cơ cấu đo 7 và chạm vào đầu đo của cơ cấu đo này. Trong quá trình mài, đá mài 9 mòn nhanh, kích th−ớc của các chi tiết theo chiều cao sẽ tăng dần và đến khi bằng hoặc lớn hơn kích th−ớc hiệu chỉnh thì cơ cấu đo 7 phát tín hiệu - lệnh để điều chỉnh máy. Tín hiệu đi qua bộ khuyếch đại 6 và đ−ợc truyền tới động cơ điện điều chỉnh 5, qua hộp giảm tốc 4 và cặp bánh răng côn 3 làm quay vít 2 của đầu mài 1 để tạo ra một l−ợng dịch chuyển theo yêu cầu. Giá trị dịch chuyển của đầu mài đ−ợc xác định bằng thời gian quay của động cơ điện điều chỉnh 5 có gắn rơle thời gian. Tốc độ dịch chuyển của đầu mài có thể thay đổi trong khoảng 0,05 - 0,2 mm/phút (nhờ
điều chỉnh các bánh răng thay thế của hộp chạy dao), do đó nó đảm bảo đ−ợc xung điều chỉnh cần thiết.