ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH TRẦN XUÂN SOẠN

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 55 - 59)

phương thức thực hiện công tác thẩm định dự án tại đây.

Theo tôi, nhìn chung nó đã tuân thủ chặt chẽ quy trình thẩm định, nội dung thẩm định cũng như các biện pháp thẩm định phải áp dụng. Việc thẩm định được giao cho người có nhiều kinh nghiệm đối với các dự án đầu tư taxi, vì vậy tiến độ công việc được thực hiện đúng tiến độ quy định và đạt được sự thống nhất giữa các bên theo đề xuất của cán bộ tín dụng. Việc bỏ qua hoặc đơn giản hóa một số nội dung thẩm định không cần thiết như: Thẩm định hình thức đầu tư, thẩm định địa điểm đầu tư; cũng như tập trung vào những nội dung quan trọng: Thẩm định tài chính, thẩm định phương diện kinh tế; đã thể hiện được kinh nghiệm của người thẩm định. Ngoài ra, việc thẩm định còn được sự hỗ trợ của công nghệ cao: Phần mềm T24 đã đảm nhiệm hầu hết các khâu tính toán trong công tác với kết quả chính xác cao và đưa ra được dự báo hợp lý.

Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm đạt được như vậy, tôi thấy còn có hạn chế trong việc thẩm định dự án này như sau:

Do Công ty CP vận tải taxi Hà Nội mới mới chỉ bắt đầu hoạt động từ tháng 10/ 2007 nên Bảng cân đối kế toán có được chỉ trong vòng 1 năm và chỉ có tính chất ước lệ, còn thiếu nhiều khoản mục. Vì vậy, không tính toán được đầy đủ các chỉ số thể hiện thực lực tài chính của doanh nghiệp. Các con số trong Báo cáo tài chính cũng như Bảng cân đối kế toán là do khách hàng cung cấp nên độ tin cậy phụ thuộc vào chủ quan của khách hàng, nhân viên thẩm định rất khó kiểm tra.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠIPHÒNG GIAO DỊCH TRẦN XUÂN SOẠN PHÒNG GIAO DỊCH TRẦN XUÂN SOẠN

1. Những kết quả thu được:

Như đã trình bày ở phần II.1, tuy mới chỉ đi vào hoạt động độc lập từ tháng 8/ 2007, nhưng phòng giao dịch Trần Xuân Soạn đã đóng góp cho ngân hàng VPBank một số lượng không nhỏ dự án đầu tư vay vốn và khối lượng tín dụng đã cấp. Đạt được thành tích trên là nhờ sự cố gắng không biết mệt mỏi của các cán bộ nhân viên phòng giao dịch nói chung và bộ phận phục vụ khách hàng nói riêng.

Không những thế, công tác tuyển dụng cán bộ cũng được chú trọng. Nhờ vậy, chất lượng cán bộ được nâng cao, năng suất làm việc ngày càng tăng. Vì là một phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Hà Nội, do đó lượng dự án lớn đến thẩm định chưa nhiều cũng như quy mô dự án là hạn chế, vì vậy các cán bộ thẩm định dự án kiêm luôn việc thẩm định tài sản. Điều này là phù hợp với thực trạng của phòng giao dịch.

2. Những tồn tại, hạn chế và những nguyên nhân:

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong hai năm qua, công tác thẩm định của Phòng giao dịch vẫn còn những tồn tại và hạn chế như:

- Nguồn thông tin thẩm định còn hạn chế:

Việc thu thập thông tin được thực hiện qua phỏng vấn trực tiếp, sổ sách, báo cáo của khách hàng cung cấp cho cán bộ thẩm định, còn nguồn thông tin tín dụng bên ngoài như qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan quản lý nhà nước lại chưa tìm hiểu được nhiều… Nguồn thông tin trên báo chí, Internet đôi khi còn trái ngược nhau. Thông tin khai thác từ trung tâm thông tin tín dụng CIC còn hạn chế. Việc phỏng vấn trực tiếp với khách hàng có được thực hiện nhưng chưa thường xuyên.

Việc sai thông tin còn có thể do khách hàng cố tình làm sai lệch thông tin thực tế để vay được vốn. Nếu cán bộ thẩm định không có kinh nghiệm, xem xét kỹ càng thì sẽ dẫn đến tình trạng chấp nhận dự án không tốt, gây ảnh hưởng đến bản thân ngân hàng và nền kinh tế.

- Về nội dung thẩm định:

Theo lý thuyết, nội dung thẩm định được chia ra nhiều nội dung nhỏ. Tuy nhiên, đối với từng dự án, có thể có một vài nội dung bị bỏ qua. Có thể đây là sự bỏ qua hợp lý, nhưng cũng có trường hợp đây là thiếu sót của cán bộ thẩm định.

Đánh giá năng lực quản trị của ban lãnh đạo doanh nghiệp: Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi đánh giá nguồn nhân lực, ngân hàng chủ yếu đánh giá bằng cách liệt kê các bằng cấp. Vì thế đôi khi việc đánh giá này mang tính hình thức, không đánh giá được thực chất năng lực của khách hàng.

Về đánh giá năng lực tài chính: Đánh giá năng lực tài chính dựa vào báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các kế hoạch, dự toán tài chính, tình hình thực tế so với kế hoạch thời gian qua… trên giấy tờ, sổ sách. Đôi khi vẫn chưa đủ độ tin cậy. Số liệu trong quá khứ chưa hẳn là cơ sở tin cậy cho dự báo tương lai. Do vậy, phải theo sát những thay đổi của doanh nghiệp để có các biện pháp phòng ngừa rủi ro kịp thời.

Đánh giá uy tín, lịch sử tín dụng của khách hàng: Đây là một nhược điểm của ngân hàng nếu khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập, lịch sử hoạt động chưa có gì đáng kể. Việc đánh giá lúc này phụ thuộc nhiều vào ý chủ quan của cán bộ nghiệp vụ, vì vậy đôi khi việc đánh giá này thiếu chính xác, Ngân hàng bỏ lỡ khách hàng tiềm năng hoặc chấp nhận cho khách hàng kém

- Về phương pháp thẩm định:

Hiện nay, phòng giao dịch sử dụng hai phương pháp thẩm định là phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp dự báo. Trong đó phương pháp dự báo được sử dụng chủ yếu. Tuy có nhiều ưu điểm khi sử dụng phần mềm T24, nhưng tôi thấy còn một vài điểm yếu như sau:

Dùng ít phương pháp thẩm định: Tuy là sử dụng hai phương pháp thẩm định nhưng chủ yếu là dùng phương pháp dự báo. Điều này có thể gây ra sự sai sót vì không có phương pháp nào hoàn hảo dù phần mềm tiên tiến đến đâu chăng nữa. Vì vậy nên sử dụng thêm các phương pháp khác để đưa ra quyết định đúng nhất.

Phương pháp dự báo vẫn còn nhược điểm. Tuy sử dụng phần mềm tiên tiến, nhưng quan trọng nhất là khâu thu thập thông tin số liệu để phân tích còn mang tính chất định tính, chủ quan, dựa trên những số liệu thu thập được qua sự cung cấp của bên vay vốn. Nguyên nhân bởi vì việc xác định đúng các số liệu này là rất khó khăn, tính chính xác chỉ là tương đối. Vì vậy phần mềm T24 sẽ tính toán kết quả dựa trên số liệu đó và cho ra kết quả đúng tương đối so với thực tế. Ở đây, kinh nghiệm của cán bộ thẩm định là rất quan trọng để nhận biết được những sai sót trong các số liệu được cung cấp.

Như vậy, trong thời gian qua bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công tác thẩm định thì Phòng giao dịch Trần Xuân Soạn cũng gặp phải không ít khó khăn. Để tháo gỡ những khó khăn này và nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại đây, tôi xin đưa ra một số ý kiến và giải pháp như sau:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨMĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH TRẦN XUÂN SOẠN ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH TRẦN XUÂN SOẠN

THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w