II. Thực trạng hoạt động tíndụng của Ngân hàng Công thươngkhu vực Đống Đa 1 Tình hình huy động vốn:
1. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế nợ quá hạn.
Công việc đầu tiên để thực hiện ngăn ngừa rủi ro là Ngân hàng phải củng cố mạng lưới thu thập và xử lí thông tin khách hàng để nâng cao được chất lượng của công tác thẩm định dự án. Ngân hàng cần liên hệ thường xuyên với khách cũng như các cơ quan quản lí khách hàng (các Bộ, các Tổng công ty..) để có được những thông tin chính xác về thực trạng kinh doanh hiện tại của khách hàng, khả năng phát triển trong tương lai của họ lấy đó là một cơ sở quan trọng nhất để ra quyết định cấp tín dụng.
Trong thẩm định dự án phải chú trọng đến năng lực pháp lí của người vay và đặc biệt là kế hoạch về khả năng sinh lời của dự án, kế hoạch trả nợ trên cơ sở gắn những yếu tố về chi phí thu nhập của dự án với các yếu tố tương đương trên thị trường và xu hướng biến động của chúng trong tương lai. Ngoài ra, với những khách hàng mới cũng cần có sự đảm bảo của cơ quan chủ quản( Tổng công ty, Bộ...) hay sử dụng tài sản cầm cố. Tuy nhiên, không quá coi trọng vào tài sản thế chấp.
Tiếp đến Ngân hàng phải tiến hành phân định cán bộ tín dụng theo dõi tình hình sử dụng vốn trong suốt dự án chứ không chỉ chú trọng ở riêng giai đoạn đầu và cuối như hiện nay.
Về quản lí thu nợ và xử lí nợ quá hạn: Ngân hàng và khách hàng phải xác định lịch trả nợ phù hợp với lịch thu được lợi nhuận từ hoạt động của khách, tránh gây căng thẳng về vốn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần qui định chặt chẽ về việc yêu cầu doanh nghiệp mở tài khoản tại Ngân hàng để thuận lợi thu nợ.
Ngân hàng cần phát hiện sớm các khoản cho vay có dấu hiệu bị đe doạ thông qua các dấu hiệu như: Doanh nghiệp chậm chễ trong việc nộp báo cáo tài chính, báo các kết quả hoạt động kinh doanh; có dấu hiệu trốn tránh sự kiểm tra của Ngân hàng; số dư tiền mặt giảm; gia tăng bất thường về hàng tồn kho hoặc các khoản nợ thương mại, hoàn trả
nợ và lãi chậm... để chủ động tìm biện pháp xử lí chứ không nên trông chờ vào doanh nghiệp. Cụ thể :
- Cán bộ Ngân hàng có thể cho lời khuyên hoặc cố vấn cho khách hàng trong tiêu thụ sản phẩm, thu nợ khách hàng của doanh nghiệp.
- Tăng thêm vốn cho doanh nghiệp thông qua các hình thức như: mở rộng cho vay tín chấp. Hay là, Ngân hàng có thể cho vay thêm hợp đồng tín dụng với khác trên cơ sở có người đứng ra bảo lãnh.
- Đề nghị doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài thông qua các hình thức như cổ phiếu, trái phiếu.
- Đối với các khoản cho vay mà sau khi phát hiện và thực hiện các biện pháp hỗ trợ vẫn không có tác dụng dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi khi đó Ngân hàng cần phải thực hiện các biện pháp về khai thác và thanh lí.
+ Biện pháp khai thác: Ngân hàng có thể gia hạn hợp đồng tín dụng, giảm qui mô hoàn trả trước mắt hoặc có thể dãn nợ cho các doanh nghiệp. Các hình thức này chỉ nên áp dụng với các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, có thu nhập có khả năng trả nợ; có ý thức trả nợ, trong quá trình vay đã trả được một phần nợ gốc và lãi; doanh nghiệp phải có tài sản cầm cố thế chấp dễ phát mại.
+ Biện pháp thanh lí tài sản thế chấp: Khi mà mọi sự cứu vãn tình thế trở nên không còn hiệu quả thì Ngân hàng cần phải sử dụng biện pháp thanh lí nợ. Ngân hàng có thể áp dụng hình thức gán nợ hay khởi kiện tuỳ theo quan hệ với khách, ý thức mong muốn trả nợ và nguyên nhân không trả được nợ của khách.
- Gán nợ: Ngân hàng sẽ áp dụng hình thức gán nợ với các khách hnàg không có khả năng trả nợ và họ uỷ quyền cho Ngân hàng toàn quyền quyết định đối với tài sản thế chấp. Ngân hàng có thể sử dụng tài sản để cho thuê, làm trụ sở hay bán lại cho người khác.
- Khởi kiện: Với những khách hàng có hành vi trốn tránh, lừa đảo thì Ngân hàng sẽ tiến hành khởi kiện ra pháp luật.
Nếu các tài sản thế chấp có đủ hồ sơ hợp pháp, sau khi có quyết định của toà án thì Ngân hàng nên chuyển qua trung tâm đấu giá hoặc thu hồi sử dụng như với hình thức gán nợ. Còn nếu các tài sản có đủ hồ sơ pháp lí nhưng lại có thế chấp ở Ngân hàng khác thì tiến hành phát mại và phân chia theo quyết định của toà án.
Đối với những khoản vay không có thế chấp, bảo đảm thì khả năng gánh chịu rủi ro của Ngân hàng là khó tránh khỏi.
2.Tăng cường công tác kiểm tra - kiểm soát
Cần tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng vốn vay củakhách hàng, nếu việc kiểm tra được sát sao sẽ giúp cho người vay sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và có hiệu quả cao hơn. Nếu thiếu kiểm tra đôn đốc thì khi phát hiện đã quá muộn, Kết quả làm nẩy sinh những khoản nợ khó đòi. ở Ngân hàng công thương khu vực đa mặc dù tỷ lệ nợ quả hạn tương đối thấp nhưng không vì thế mà sao nhãng công việc này.
Tăng cường kiểm tra kiểm soát trước trong và sau khi cho vay là yêu cầu hết sức quan trọng nhằm mục đích bào vệ tốt cơ chế tín dụng ngăn ngừa các hoạt động kinh doanh trái pháp luật, lợi dụng, lừa đảo... kiểm tra, kiểm soát còn chỉ ra những phạm vi đáng quan tâm trong hoạt động quản lý.
Kiểm tra trước khi cho vay: là giai đoạn từ khi khách hàng xin vay đến khi Ngân hàng ký xong hợp đồng tín dụng.
Các bộ tín dụng kiểm trả các điều khoản trong hợp đồng tín dụng có được thực hiện đúng hay không, tình hình chấp hành những vấn đề cơ bản của tín dụng ngân hàng như: sử dụng vốn có sai mục đích hay không? Vốn vay có giá trị vật tư hàng hoá đảm bảo hay không?
Ngân hàng tiến hành thẩm định về khách hàng như: Ngân hàng tiến hành kiểm tra hồ sơ cho vay vốn có hợp lệ không kiểm tra chính xác những số liệu trong hồ sơ, tình hình tài chính của người vay vốn: vốn tự có, khả năng thanh toán vốn, mức sinh lời của dự án, kiểm tra khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh xem có tính khả thi hay không.
Kiểm tra sau khi cho vay: ngân hàng kiểm tra khả năng phát huy hiệu quả sử dụng vốn thông qua tình hình tài chính, tiêu thụ sản phẩm, phân tích kết quả hoạt động tài chính của khách hàng. Đồng thời kiểm tra nợ Ngân hàng.
Kiểm tra sau khi cho vay là trong suốt việc tra của ngân hàng khi ngân hàng phát tiền vay đến khi thu hết nợ. Ngân hàng kiểm tra tiến độ thực hiện sản xuất kinh doanh, tình hình kế hoạch trả nợ của khách hàng. Nếu khách hàng trả nợ chậm cho ngân hàng thì ngân hàng xem xét khách hàng vì lý do gì mà chưa trả nợ hay ngân hàng xem khách
hàng có thể trả nợ được nữa hay không. Nếu như khách hàng sản xuất kinh doanh vẫn bình thường thì có nghĩa là khách hàng đó chây ỉ trả nợ thì ngân hàng xử lý. Nếu nguyên nhân tác động đến khách hàng là do khách quan hay tai nạn, mất khả năng hoạt động kinh doanh dẫn đến không trả nợ được thì ngân hàng sẽ tiến hành phân tích nguyên nhân xử lý theo quy định.
Theo định kỳ thì ngân hàng phải phân tích tình hình sản xuất kinh doanh. Hay tình hình tài chính của doanh nghiệp theo cơ sở đó sự phân loại doanh nghiệp. Ta xét doanh nghiệp loại tốt, trung bình, loại yếu. Từ đó ngân hàng sẽ áp dụng theo thể lệ cho vay, có thể cho vay theo hạn mức hoặc cho vay theo từng lần tuỳ từng độ tín nhiệm của doanh nghiệp.
Việc kiểm tra kiểm soát được tăng cường chắc chắn sẽ phát triển và xử lý kịp thời những vi phạm trong hợp đồng tín dụng, thực hiện tốt quy chế tín dụng vừa nâng cao trách nhiệm sử dụng vốn vay của Ngân hàng và giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả