- Khi giếng khai thác phải chuyển sang khai thác bằng tổ hợp bơm ly tâm điện chìm thì áp suất vỉa đã giảm đi rất nhiều ( kèm theo đó thì áp suất
P 1 2 3 4 1Lượng dầu khai thác Triệu tấn 76,8 76,8 76,8 76,
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
KẾT LUẬN
Sự phát triển của ngành dầu khí VN đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên việc khai thác dầu là một vấn đề cần nghiên cứu, tính toán thật chính xác vì chi phí ban đầu là rất lớn. Việc xác định phương pháp khai thác cơ học sau tự phun cũng là một việc làm cấp bách mà phải dựa trên nhiều yếu tố để quyết định.
Yếu tố khí lớn, nhiệt độ vỉa cao trên 130oC của mỏ Bạch Hổ làm ảnh hưởng xấu đến một số trang thiết bị chuyên dụng trong khai thác, đặc biệt khai thác bằng phương pháp cơ học, ngoài ra quá trình khai thác được tiến hành trong điều kiện biển mở, khí hậu gió mùa. Do đó việc lựa chọn phương pháp khai thác bằng phương pháp cơ học khả thi và thích hợp với điều kiện của mỏ Bạch Hổ không những là một vấn đề cấp thiết mà còn đòi hỏi tính khoa học và thực tiễn cao.
Phương pháp khai thác bằng máy bơm ly tâm điện chìm có hiệu quả kinh tế đối với các giếng thuộc tầng Mioxen dưới và một số giếng thuộc tầng Oligoxen dưới có hệ số sản phẩm theo pha lỏng không thấp hơn 0,7m3/ngđ.atm độ ngậm nước trên 70% và nhiệt độ vỉa không cao hơn 110oC.
Do đó phương pháp khai thác bằng bơm ly tâm điện chìm ít được sử dụng tại mỏ Bạch Hổ.Vì vậy phải tuỳ thuộc vào điều kiện của từng vỉa cụ thể mà đưa ra phương pháp khai thác cơ học hợp lý.
Hiên nay, tại liên doanh chỉ có mỏ Rồng đang áp dụng phương pháp khai thác dầu khí bằng tổ hợp bơm ly tâm điện chìm là cho hiệu quả kinh tế tốt vì điều kiện vỉa ở đây khá thuận lợi cho sự làm việc của bơm.
KIẾN NGHỊ
Để khai thác dầu bằng tổ hợp bơm ly tâm điện chìm đạt hiệu quả cao, cần phải tăng cường một số giải pháp sau:
1. Đối với những giếng khai thác có sản lượng nhỏ và dòng sản phẩm không ổn định mà tổ hợp máy bơm ly tâm điện chìm đang hoạt động có công suất lớn thì
phải thay thế bằng tổ hợp máy bơm ly tâm điện chìm khác có lưu lượng của giếng hơn.
2. Đối với những giếng khai thác có độ sâu và nhiệt độ chất lỏng lớn thì lựa chọn sử dụng những máy bơm ly tâm điện chìm có các thông số kỹ thuật phù hợp.
3. Dùng côn tiết lưu để thay đổi, điều chỉnh chế độ khai thác mà không cần phải đóng giếng, bằng cách thêm nhánh khai thác phụ (trên đó có lắp van tiết lưu) song song với nhánh khai thác chính. Khi lưu lượng của bơm không phù hợp với sản lượng của giếng, ta có thể đóng nhánh khai thác chính lại, đồng thời mỏ nhánh khai thác phụ với lưu lượng hợp lý. Sau đó tiến hành thay côn tiết lưu với kích thước phù hợp và đưa giếng trở lại hoạt động bình thường mà không cần đóng giếng.
4. Đối với những giếng khai thác mà trong thành phần chất lưu chứa lưu chất hỗn hợp nhũ tương dầu – nước cao, có độ bền nhiệt và độ nhớt cao thì thay vì bơm hóa chất chống đông và chất tạo chống tạo nhũ tương vào đường ống trước khi bơm ra tàu chứa thì sử dụng giải pháp bơm thẳng các chất đó vào giếng qua không gian ngoài cần ống khai thác.
5. Sử dụng cáp dẫn điện một cách hợp lý, chỉ dùng cáp thường để dẫn điện từ trạm điều khiển đến gần tổ hợp máy bơm ly tâm điện chìm, còn phần cáp từ động cơ điện đi qua thiết bị bảo vệ, máy bơm là loại cáp được chế tạo đặc biệt nhằm giảm thiểu tối đa đường kính mà vẫn đảm bảo được các thông số lỹ thuật về điện.
6. Sử dụng vật liệu chế tạo bơm phải đồng bộ với ống khai thác, vì nếu không có sự đồng bộ thì sẽ gây ra hiện tượng ăn mòn điện hóa. Nếu trong giếng có độ ăn mòn cao thì phải có một băng dây thép gắn ở đầu bơm (ăn mòn điện hóa) hay một lớp phủ Monel chống ăn mòn.
7. Yêu cầu trong lắp ghép động cơ
- Lắp ghép động cơ yêu cầu phải giống nhau về: loại, công suất, điện áp, tần số, cường độ dòng điện…
- Lắp ghép động cơ thực chất là việc lắp ghép các đoạn Roto và Stato. Vì vậy công suất thực của động cơ bằng tổng công suất các đoạn được ghép.
- Khi tiến hành lắp ghép, các đoạn được ghép với nhau bằng mặt bích, ở vỏ động cơ có vòng đệm làm kín. Cuộn dây của Stato tầng trên tầng dưới được nối tiếp với nhau, các pha được nối bằng đầu nối chuyên dụng. Ở phần cuối trục của tầng
trên đặt một ống có lớp bọc cao su để trong quá trình lắp ghép động cơ dầu không bị chảy ra từ tầng trên.
8. Do đặc thù về môi trường làm việc và giá thành thay thế cao khi bị hư hỏng đã đặt ra một yêu cầu cao cho động cơ về độ bền và tính an toàn trong sử dụng. Chính vì vậy động cơ thường được kiểm tra, theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình chế tạo và lắp đặt.
9. Cần phải bảo đảm an toàn cho mọi người và thiết bị khi lắp rắp vận hành sử dụng tổ hợp bơm ly tâm điện chìm.