- Hệ thống tải cáp điện năng đóng vai trò tải năng lượng điện ba pha từ bề mặt đến động cơ điện chìm Các loại cáp tải điện cần phải thoả mãn một số yêu cầu kỹ
b) Thiết bị tách khí theo nguyên tắc ly tâm
3.3.4. Hỏng hóc bánh công tác, bạc đỡ của trục động cơ và bạc đỡ trục bơm
Nguyên nhân:
Với đặc điểm làm việc ở nhiệt độ cao, áp suất cao lại có vận tốc quay lớn nên việc các chi tiết bạc đỡ ở các trục bị mòn hỏng là một trong những trường hợp khó tránh khỏi. Bên cạnh đó chất lưu vận chuyển bao gồm nhiều pha nên bánh công tác của bơm bị mòn hỏng do masat với pha rắn trong chất lưu tác động vào là cũng là rất
lớn. Đây là hỏng hóc cơ học chủ yếu của tỏ hợp bơm ly tâm điện chìm dùng trong khai thác dầu khí.
Khắc phục:
- Xác định tình trạng mức độ hư hỏng của các chi tiết căn cứ vào kết quả kiểm tra về hình dạng, kích thứơc, về yêu cầu kỹ thuật của chi tiết trong mối ghép để định giá mức độ mòn hỏng. Các chi tiết bị mòn hỏng chưa đến mức phải loại bỏ, được gia công sửa chữa phục hồi lại kích thước hình học ban đầu hoặc chế độ lắp ghép ban đầu nhằm đảm bảo các tính năng kĩ thuật.
- Căn cứ vào điều kiện kỹ thuật thực tế và hiệu quả kinh tế để chọn hoặc phục hồi chi tiết hư hỏng hoặc thay mới.
Trong quá trình khắc phục các chi tiết do mòn hỏng ta nên chú ý: phải thực hiện theo đúng những quy tắc sửa chữa chi tiết quan trọng như: vệ sinh, khôi phục hình dạng chi tiết trước khi tiến hành hàn đắp hoặc mạ, gia công kích thước chính xác và thực hiện phương pháp sau gia công như: tôi, ủ,…đảm bảo chi tiết được sửa chữa với chất lượng tốt nhất vì nếu có sự cố trong quá trình làm việc sẽ gây thiệt hại kinh tế lớn.
*Tóm lại:
Thông qua những thu thập về các trường hợp hỏng hóc xảy ra trong quá trình khai thác dầu bằng tổ hợp bơm ly tâm điện chìm và qua những tài liệu tham khảo cho thấy:
- Hư hỏng xảy ra ở động cơ và bộ phận bảo vệ động cơ (Protector) chiếm tỷ lệ cao nhất với khoảng 60 % ÷ 70 %. Trong trường hợp hư hỏng này thì đa số là do chất lưu xâm nhập vào Protector là chủ yếu sau đó kéo theo sự hư hỏng của động cơ (chiếm tới 90 % ÷ 95 %). Chất lưu xâm nhập được vào Protector lại là do đa số hỏng phốt làm kín (chiếm khoảng 60 % ÷ 70 % trong các lần hỏng Protector).
- Hư hỏng xảy ra ở các thiết bị tách khí và bơm chiếm khoảng 15 % ÷ 20 %.
- Còn lại là các trường hợp hư hỏng của các bộ phận khác như: thiết bị đo nhiệt độ và áp suất (PSI), bộ phận điều khiển, cáp điện, đầu nối cáp,…