sang thị trường Hoa kỳ
2.2.1 Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần may 10 sang Hoa kỳ
2.2.1.1 Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty sang thị trường Hoa kỳ
Mặt hàng chiến lược của Công ty May 10 là sản phẩm áo sơ mi nam, đây được coi là mặt hàng trọng điểm mà công ty luôn chú trọng đầu tư. Với công nghệ rất hiện đại được nhập từ một số nước phát triển nhất trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Đức….thì các sản phẩm áo sơ mi này có kiểu dáng và chất lượng rất tốt. tỷ trọng xuất khẩu của sản phẩm này sang thị trường Hoa Kỳ luôn đứng ở vị trí số 1cụ thể: Năm 2005 là 66,86%, Năm 2006 là 58,16%, sang năm 2007 là 58,32% và năm 2008 con số này là 60,62%.
Bên cạnh đó các mặt hàng như: Quần, Complete, Jacket, Váy….trong những năm gần đây rất được ưa chuộng ở thị trường trong và ngoài nước. Số lượng và doanh thu cụ thể của từng mặt hàng xuất khẩu của Công ty sang thị trường Hoa Kỳ được tổng hợp qua bảng các bảng số liệu sau:
Bảng số 2.5: Số lượng các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
Năm
Loại SP 2004 2005 2006 2007 2008
Áo sơmi (chiếc) 3.567.708 3.774.819 4.66.035 4.558.366 4.151.900 Quần (chiếc) 1.391.432 909.277 1.760.450 1.420.227 1.743.787 Jacket (chiếc) 157.201 54.444 110.961 1.169.003 1.285.789 Complete (chiếc) 3.984 123.150 161.636 79.584 32.088
Quần áo khác (chiếc) 0 22.321 16.628 6.557 264
(Nguồn: Phòng kế hoạch)
Bảng số 2.6: Doanh thu các sản phẩm của công ty trên thị trường Hoa Kỳ: Năm Loại SP 2005 2006 2007 2008 Doanh thu ( tr USD) Tỷ trọng (%) Doanh thu ( tr USD) Tỷ trọng (%) Doanh thu ( tr USD) Tỷ trọng (%) Doanh thu ( tr USD) Tỷ trọng (%) Áo sơmi 29,763 66,86 30,776 58,16 23,683 58,32 27,530 60,62 Quần 8,010 17,99 12,781 24,15 7,335 18,06 10,373 22,84 Jacket 2,643 5,94 1,234 2,33 6,646 16,37 7,298 16,07 Complete 3,859 8,67 7,993 15,10 1,969 4,85 0,208 0,46 Quần áo khác 0,239 0,54 0,136 0,26 0,974 2,40 0,002 0,01 Tổng KNXK sang Hoa Kỳ 44,514 100 52,92 100 40,607 100 45,411 100 (Nguồn: Phòng kế hoạch) Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy rằng doanh thu của Công ty sang thị trường Hoa Kỳ thay đổi qua các năm, có lúc tăng có lúc giảm: cụ thể Với mặt hàng Áo sơ mi nam Năm 2005 doanh thu đạt 29,763 triệu USD (trị giá FOB),
năm 2006 tăng lên là 30,776 triệu USD, nhưng tới năm 2007 đã giảm xuống còn 23,683 triệu USD và năm 2008 vừa qua con số này là 27,530 triệu USD. Như vậy doanh thu trong năm 2007, 2008 đã giảm đi so với các năm trước đó, điều này có thể được giải thích là do Hoa Kỳ áp dụng cơ chế giám sát đặt biệt đối với hàng dệt may, một số khách hàng truyền thống và ổn định có đơn hàng lớn vào Mỹ đã rút các đơn hàng không đặt tại Việt Nam nữa, sự cạnh tranh gay gắt của các nước xuất khẩu hàng may mặc lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ. Các đơn hàng ngày càng nhỏ lẻ và các đơn hàng thời trang nhiều hơn.
2.2.1.2 Kim nghạch xuất khẩu
Bảng số 2.7: Tỷ trọng KNXK hàng may mặc của Công ty trên thị trường Hoa Kỳ
Năm Tổng KNXK của
Cty (Triệu USD)
KNXK sang Thị trường Hoa Kỳ (Triệu USD) Tỷ Trọng KNXK sang Hoa Kỳ (%) 2004 76,067299 41,338 54,34 2005 86,067908 44,514 51,72 2006 98,284437 52,92 53,84 2007 84,156069 40,607 48,25 2008 90,940564 45,411 49,94
(Nguồn: Phòng kế hoạch Công ty cổ phần May 10) Từ năm 2007, Khi Mỹ áp dụng cơ chế giám sát đặt biệt đối với hàng dệt may, một số khách hàng truyền thống và ổn định có đơn hàng lớn vào Mỹ đã rút các đơn hàng không đặt tại Việt Nam nữa.
2.2.1.3 Thị phần xuất khẩu hàng may mặc của Công ty sang thị trường Hoa kỳ
Bảng số 2.8: Thị Phần xuất khẩu hàng may mặc của Công Ty cổ phần May 10 trên thị trường Hoa Kỳ qua các năm 2004 - 2008:
Kim nghạch Năm Tổng KN nhập khẩu hàng may mặc của Hoa Kỳ (tỷ USD) KN xuất khẩu hàng may mặc của May 10 sang Hoa Kỳ( Tr USD) Thị phần (10-4 %) 2004 38,12 41,338 0,1084 2005 33,55 44,514 0,1327 2006 40,23 52,920 0,1315 2007 37,98 40,607 0,1069 2008 35,81 45,411 0,1268 (Nguồn: Phòng Kế Hoạch) Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy thị phần của Công ty May 10 tại thị trường Hoa Kỳ là còn rất nhỏ, chưa có dấu hiệu tăng lên hơn nữa còn giảm đi trong năm 2007 và 2008.
2.2.1.4 Các khách hàng chính của Công ty ở thị trường Hoa kỳ
Hiện nay, ở thị trường Hoa kỳ công ty có rất nhiều đối tác với các sản phẩm chủ yếu là áo sơmi nam. Sau đây ta có thể kể ra một số khách hàng của Công ty May 10 tại thị trường Hoa Kỳ như: PROMINENT APPAREL LTD (HONG KONG), JUST JAMIE, JC PENNEY (HO CHI MINH), SUPRME, K-MART, TARGET, MAST (HONG KONG), MANGHARAM LTD ( THAILAND, HONG KONG), MAY DEPT, RESOURRCES VIET NAM, FISHMAN AND TOBIN, JENSMART, PVH, ONGOOD, ASCENT, MSA, PAN-PACIFIC…. Công ty vẫn luôn cố gắng đàm phán để tăng sản lượng nhập khẩu của các khách hàng sẵn có cũng như nỗ lực tìm kiếm thêm các đối tác mới nhằm mở rộng thị phần trên thị trường Hoa Kỳ.
2.2.2 Các đối thủ cạnh tranh lớn của công ty:
Theo các DN, có nhiều vấn đề cả trong và ngoài nước mà DN Việt Nam phải đối mặt. Trước hết đó sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đến từ các nước sản xuất dệt may lớn trong khu vực như Trung Quốc, Bangladest, Campuchia và Ấn Độ. Trong đó, có những nước có nhiều thế mạnh về công nghiệp phụ trợ và chủ động về nguyên liệu như Trung Quốc và Ấn Độ.
Trung Quốc: đây là nước đứng đầu về xuất khẩu nhiều mặt hàng. Với ưu thế có nguồn nguyên liệu dồi dào, các khu vực sản xuất nguyên phụ liệu khá phát triển, cho nên Trung Quốc không phải đi nhập nguyên phụ liệu từ các nước bên ngoài. Điều này đã làm tăng khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu may mặc của Trung Quốc.
Các nước EU và Hoa Kỳ: thị phần chiếm lĩnh của các nước này trên thị trường Hoa Kỳ là rất lớn với các sản phẩm cao cấp. Thế nên nếu cạnh tranh về giá thì so với các nước Châu Á các nước này sẽ kém cạnh tranh hơn.
Ấn Độ: đây cũng là một đối thủ cạnh tranh rất lớn. Hiện nay, Ấn Độ đang có những bước tiến rất mạnh mẽ trên thị trường may măc thế giới, chỉ đứng sau có Trung Quốc. Ước tính cho tới năm 2010 cùng với Trung Quốc thì hai nước này sẽ chiếm khoảng 60% thị trường may mặc trên thế giới (với giá trị vào khoảng 400 tỷ USD).
Ngoài ra, Bangladet, Thổ Nhĩ Kỳ, Campuchia…. Cũng được coi là các đối rất mạnh của Công ty
Đối thủ cạnh tranh trong nước của Công ty cổ phần May 10 đầu tiên có thể kể đến là Công ty May Việt Tiến: Công ty này đã liên doanh, liên kết với bốn công ty ở nước ngoài sản xuất ra nhiều mặt hàng có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường Hoa kỳ, Công ty này cũng có dây chuyền sản xuất sản phẩm rất hiện đại, kim nghạch của họ trên thị trương Hoa Kỳ
mạnh đến từ nước nhà nữa phải kể đến là: Công ty May Thăng Long, Công ty An Phước, Công ty May Nhà Bè….
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng may mặc của Công ty
2.2.3.1 Yếu tố bên trong Công ty
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy, nguồn vốn luôn là vấn đề khó khăn nhất trong quá trình hoạt động sản xuất của họ. Thiếu vốn sẽ không thể mở rộng quy mô sản xuất, cản trở rất lớn trong quá trình tiếp cận với trang thiết bị hiện đại, có thể làm bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, các đơn đặt hàng lớn.
Việc nắm bắt các thông tin về thị trường, các nhu cầu thị hiếu khách hàng còn chưa thực sự nhanh nhạy, công tác nghiên cứu thị trường chưa sâu rộng.
Giá cả: Hiện nay, khoảng 80% nguyên phụ liệu là do nhập khẩu từ nước ngoài, chi phí vận chuyển khá xa đã kéo theo sự tăng lên về giá. Điều nay đã ảnh hưởng không ít tới khả năng cạnh tranh, hoạt động xuát nhập khẩu của Công ty.
Chi phí đầu vào ngày càng tăng làm cho giá thành sản xuất tăng cao tạo áp lực cho doanh nghiệp trong việc thực thi các kế hoạch. Các loại chi phí tăng nhiều nhất là than đốt, dầu Diesel, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí điện, chi phí xuất khẩu…
2.2.3.2 Yếu tố bên ngoài Công ty
* Môi trường kinh doanh trong nước: Với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước thì hoạt động xuất khẩu trong thời gian gần đây luôn được nhà nước quan tâm và khuyến khích nhằm tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước. Các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu luôn được các cơ quan chức năng của địa phương tạo điều kiện quan tâm.
* Môi trường kinh doanh quốc tế: Hiện nay, xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ với việc ra đời và hình thành nhiều liên minh liên kết mang tính khu vực và thế giới. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn tới các Doanh nghiệp có hàm lượng xuất nhập khẩu lớn. Với các quốc gia có quan hệ song phương, đa phương hay nằm trong khối liên minh thì đây sẽ là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của mình bởi sự ưu đãi về hạn nghạch, về thuế quan, các rào cản thương mại….
Trong quá trình hội nhập này, sự cạnh tranh với các đối thủ ngày càng trở lên gay gắt hơn, việc cạnh tranh không chỉ diễn ra trong nước giữa các doanh nghiệp, các tập đoàn với nhau mà còn là sự cạnh tranh giữa nước này với nước khác làm cho thị phần của Công ty giảm đi.
Một số mặt hàng chủ chốt có sự biến động như giá xăng dầu trên thế giới có sự biến động làm ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động vận chuyển giao nhận hàng, làm tăng giá thành một số mặt hàng. Như vậy đã làm ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.
2.2.4 Thực trạng sức cạnh tranh hàng may mặc của Công ty trên thị trường Hoa kỳ
* Các đối thủ cạnh tranh hiện nay: như trên chúng ta đã phân tích có nhiều vấn đề cả trong và ngoài nước mà DN phải đối mặt. Trước hết đó sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đến từ các nước sản xuất dệt may lớn trong khu vực như Trung Quốc, Bangladest, Campuchia và Ấn Độ. Trong đó, có những nước có nhiều thế mạnh về công nghiệp phụ trợ và chủ động về nguyên liệu như Trung Quốc và Ấn Độ.
* Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Hiện tại các doanh nghiệp không có các biên pháp liên kết với nhau nhằm ngăn chặn sự gia nhập của các doanh nghiệp mới tham gia vào nghành. Mà đây lại là một nghành ít đòi hỏi lực
ASEAN, Châu Phi, Châu Mỹ…. Đây sẽ là các đối thủ của May 10 trong tương lai. Thị phần của May 10 có thể giảm đi nếu Công ty không đề ra các giải pháp, hướng đi mới tạo ra sự khác biệt đối với các đối thủ tiềm tàng đó.
* Các khách hàng của Công ty trên thị trường Hoa kỳ hiện nay chủ yếu là các Công ty thương mại. Họ lựa chọn các chất liệu, mẫu mã, kiểu dáng rồi đưa ra các đơn đặt hàng tại Công ty. Các khách hàng của Công ty trên thị trường Hoa Kỳ chủ yếu là rất thân thiết và lâu năm như: SUPREME, TARGET, JC PENNEY, K-MART, ONGOOD….Thông qua các đại lý bán buôn, bán lẻ mà các sản phẩm này đến tay người tiêu dùng. Như vậy Công ty không phải mất nhiều chi phí trong việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mà sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua tên tuổi, các thương hiệu rất uy tín của các Công ty thương mại này. Đây là lợi thế rất lớn trong việc cạnh tranh với các đối thủ của mình mà Công ty nên tận dụng và củng cố.
2.2.5 Các hình thức xuất khẩu:
* Gia công xuất khẩu: Bên đối tác sẽ cung cấp nguyên phụ liệu, mẫu mã, kiểu dáng…cho công ty. Theo đó căn cứ vào các hợp đồng đã kí kết mà Công ty sẽ cung cấp các sản phẩm hoàn thiện cho đối tác.
* Sản xuất để xuất khẩu: tất cả nguồn nguyên phụ liệu đều do Công ty tự nhập khẩu, thu mua rồi sản xuất ra các sản phẩm cung cấp cho đối tác.
2.3 Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu hàng may mặc của Công ty sang thị trường Hoa kỳ
* Những thuận lợi
Dệt may là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt nam, nó góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành dệt may Việt nam được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển mạnh hiện nay cũng như trong tương lai.
Khi trở thành thành viên chính thức của WTO 2007, Việt nam được các nước thành viên, trong đó có cả Mỹ dỡ bỏ hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước thành viên WTO. Đây là cơ hội rất thuận lợi cho Công ty cổ phần may 10 có thể tận dụng được những lợi thế của mình như: nguồn lao động dồi dào, môi trường đầu tư được cải thiện, …để tăng tốc và có nhữnh bước tiến xa hơn trong tương lai.
* Bên cạnh những thành tựu đã đạt được Công ty còn có những khó khăn:
So với các đối thủ cạnh tranh rất mạnh đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc thì thị phần của Công ty vẫn còn rất thấp so với họ.
Hoa kỳ là một thị trường nhập khẩu hàng may mặc của Việt nam. Nhưng cũng là một trong những nước có hệ thống pháp luật và tư pháp phát triển, tinh vi và phức tạp nhất thế giới mà hệ quả của nó là hầu như không thể làm ăn lâu dài với các đối tác Hoa kỳ mà không biết được những vấn đề hay rủi ro pháp lý liên quan. .
Công ty cổ phần May 10 không chỉ phải cạnh tranh với các nước xuất khẩu lớn sang Hoa kỳ như: Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc ,Inđônêxia, Bangleđet…mà còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong ngành, cũng như các loại hàng ngoại nhập, hàng rởm, hàng kém chất lượng.
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn gặp một số những thách thức. Mặc dù không bị áp thuế chống bán phá giá nhưng hàng dệt may của Việt Nam vẫn chịu sự giám sát chặt chẽ bởi cơ chế giám sát hàng dệt may của Hoa Kỳ. Thêm vào đó, hiện nay Việt Nam gặp nhiều khó khăn về nhân lực, cơ sở hạ tầng cảng biển.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 SANG
THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
3.1 Xu hướng phát triển của ngành may mặc Việt nam và phương hướng hoạt động của Công ty cổ phần may 10 trong thời gian tới.
3.1.1 Xu hướng phát triển của ngành may mặc Việt nam
* Đẩy mạnh xuất khẩu dệt may sang một số thị trường trọng điểm:
Đề án “Đẩy mạnh xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu hàng hoá giai đoạn 2009 - 2010” của Bộ Công Thương đã xác định dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mặc dù ngành công nghiệp này đang hứng chịu những tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu.
Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của ngành này đạt 9,108 tỷ đô la Mỹ, tăng 17,5% so với năm 2007, đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế và giải quyết công ăn việc làm của một lực lượng lớn lao động, song năm 2009 - 2010, dự báo tỷ lệ tăng trưởng có xu hướng thực sự khó khăn.
Theo Hiệp hội Dệt may, xuất khẩu ngành công nghiệp dệt may đạt khoảng 9,5 tỷ USD năm 2009, tăng 5% so với năm 2008, song tại Đề án “Đẩy mạnh xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu hàng hoá giai đoạn 2009 - 2010”, Bộ Công Thương đã đề ra mục tiêu phấn đấu kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2009 là 10,5 tỷ USD và đến năm 2010 sẽ đạt kim ngạch 11,9 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 15%/năm. Theo đó, một loạt các mục tiêu và giải pháp cụ thể đối với một số thị trường trọng điểm được đề ra, trước mắt