5.1. Kết luận:
1. Mức độ nhiễm nấm mốc trên các mẫu ngô lấy ở Ngệ An, và thị trường Gia Lâm- Hà Nội.20/21 mẫu ngô ở Ngệ An bị nhiêm mốc (chiếm 95% số mẫu phân tích) có tỷ lệ nhiễm mốc từ 10% đến 100% trung bình là 69%. 10/11 mẫu ngô thu thập tại thị trường Ngệ An, Đồng Nai và thị trường Hà Nội nhiễm mốc (chiếm 95% số mẫu phân tích) có tỷ lệ nhiễm mốc từ 10% đến 100% mức nhiễm trung bình là 50%.
Mức độ nhiễm nấm trên 19 mẫu lạc thu thập ở Nghệ An và Đồng Nai là 100% với tỷ lệ nhiễm mốc tư 2% đến 100%, mức nhiễm trung bình là 34%.
2. Các loài nấm chính nhiễm trên ngô là Aspergillus flavus,
Aspergillus niger và penicillium. Trên lạc là các loại nâm Aspergillus flavus, mucor và số ít mốc khác.
3. 4/11 mẫu ngô (25% số mẫu phân tích) đẫ nhiễm aflatoxin với hàm lượng từ 25ppb đến 36 ppb.
4. Phân lập được 22 chủng Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus, đã sắp xếp thành 11 chủng có đặc điểm khuẩn lạc, cấu trúc vi học khác nhau.
5. 9/11 chủng Aspergillus flavus và Aspergillus phân lập không sinh độc tố, còn lại 2 chủng sinh độc với hàm lượng 100ppb và 331ppb.
6. Các chủng Aspergillus flavus không sinh độ tố aflatoxin có khả năng giảm sản lượng của chủng Aspergillusflavus sinh độc tố từ 331 xuống còn 5ppb dến 100ppb. Nấm không có khả năng sinh độc tố có khả năng giảm hàm lượng aflatoxin trong ngô đã nhiễm độc tố.
5.2. Đề nghị
1. Việc phát hiện một tỷ lệ cao ngô trước thu hoạch đã nhiễm mốc, đặc biệt là Aspergillus cho ta thấy công tác sơ chế ngô (tẽ hạt, làm khô, đóng gói) có ý nghĩa rất quan trọng. Vì theo kết quả nghiên cứu của nhiều nước, nếu ngô không kịp làm khô sau 3 đến 6 ngày độc tố nấm sẽ tăng lên nhanh chóng. Vì vậy
cần giới thiệu cho bà con nông dân phương pháp sấy thuận lợi khi thu hoạch ngô, cũng như việc bảo quản ngô, lạc sau thu hoạch.
2. Việc sử dụng môt số loại nấm có tính đối kháng với có khả năng tạo độc tố cần được nghiên cứu thêm để có thể ứng dụng vào thực tiễn phòng trừ aflatoxin trên nông sản bằng phương pháp sinh học.