Tác dụng giảm độc tố aflatoxin trên ngô bằng sử dụng một số loài nấm có tính chất đối kháng với aflavus có khả năng tạo aflatoxin :

Một phần của tài liệu Sự nhiễm nấm mốc và aflatoxin tự nhiên trên một số giống ngô, lạc trồng ở một số tỉnh và khả năng phòng trừ bằng các chủng Aspergillus aflavus không sinh độc tố (Trang 57 - 61)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.5. Tác dụng giảm độc tố aflatoxin trên ngô bằng sử dụng một số loài nấm có tính chất đối kháng với aflavus có khả năng tạo aflatoxin :

nấm có tính chất đối kháng với aflavus có khả năng tạo aflatoxin :

4.5.1. Khả năng giảm sản lượng aflatoxin bằng các chủng A.flavus, A.paraciticus và Tricoderma không có khả năng tạo độc tố:

Việc sử dụng các chủng nấm không có hại cho con người mà lại có khả năng giảm tạođộc tố hoặc ức chế hoàn toàn việc tạo độc tố là biện pháp lý

tưởng. Biện pháp phòng trừ nấm mốc độc bằng các chủng đối kháng căn cứ vào những đặc điểm di truyền học (trao đổi chất, tự phân đôi nhân, đột biến, tiết enzym có tác dụng thuỷ phân ...). Các chủng nấm mốc có tác dụng đối kháng này cần đảm bảo tính an toàn thực phẩm không độc hại với con người. Do đó để giảm độc tố aflatoxin trên ngô, chúng tôi đã lấy các chủng A.flavus

A.paraciticus không tạo độc tố và chủng Tricoderma làm đối tượng thí nghiệm.

Bảng 8 : Hiệu quả giảm độc tố aflatoxin trên ngô bằng các chủng A. flavus không có khả năng sinh độc tố:

SỐ TT CÔNG THỨC THÍ NGHIỆM SẢN LƯỢNG AFLATOXIN (PPB) HIỆU QUẢ GIẢM AFLATOXIN (%) Đối chứng A.flavus NN2 331 1 A.flavus GL + A.flavus NN2 5 98 2 A.flavus NN1+ A.flavus NN2 14 95 3 A.flavus YT6 + A.flavus NN2 59 82 4 A.flavus YT5 + A.flavus NN2 59 82 5 A.flavus CS1 + A.flavus NN2 59 82 6 A.flavus DC1 + A.flavus NN2 85 74 7 A.flavus hỗn hợp (Mộc Châu) + A.flavus NN2 89 73 8 A.flavus ĐL3+ A.flavus NN2 100 70 9 Chủng tricoderma +A.flavus NN2 237 28 10 A.flavus VT3+ A.flavus NN2 330 0

Kết quả ở bảng 8 cho thấy, việc nuôi cấy phối hợp các loài A.flavus không sinh độc tố với A.flavus sinh độc tố đã làm giảm sản lượng afalatoxin một cách đáng kể từ 331ppb xuống còn 5ppb đến100ppb tức là hiệu quả giảm sản lượng aflatoxin đạt 70-98%. Trong số các chủng khảo sát có hai chủng A. flavus không

sinh độc tố phân lập từ ngô GLvà NN1 đã có tác dụng ức chế sự phát triển của các nấm sản sinh aflatoxin và quá trinh tạo aflatoxin của nấm

A. flavus sinh độc tố, đạt hiệu quả giảm sản lượng aflatoxin cao nhất theo thứ tự là 98% và 95%.

4.5.2. Ảnh hưởng của số lượng nấm không có khả năng sinh độc tố đến hàm lượng aflatoxin trong ngô :

Bảng 9: Hiệu quả giảm độc tố aflatoxin trên cơ chất ngô bằng chủng A. flavus GL không có khả năng sinh tạo độc tố

SỐ KHUẨN LẠC ĐƯỢC DỤNG NUÔI CẤY (KL/ML)

HÀM LƯỢNG AFLATOXIN B1

(PPB)

HIỆU QUẢ GIẢM ĐỘC TỐ(%) TRƯỚC XỬ LÝ SAU XỬ LÝ 7,2.106 3000 1410 53 3 x 7,2.106 3000 355 89 5 x 7,2.106 3000 254 92

Kết quả ở Bảng 9 cho thấy, hiệu quả giảm độc tố aflatoxin tăng tỉ lệ thuận với số bào tử A.flavus không sinh độc tố cho vào môi trường cơ chất chứa 3000 ppb aflatoxin. Điều này đã chứng tỏ luận điểm của Petter Cotty là đúng đắn, tác giả đã chứng minh rằng chủng không sinh độc tố aflatoxin đã có một loại enzym nào đó có khả năng phân huỷ aflatoxin do chủng A. flavus tạo ra trong môi trường nuôi cấy.

Tất cả những vấn đề trên cần được làm sáng tỏ trong thời gian tới vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kìm chế và khử độc tố aflatoxin trong các sản phẩm bị nhiễm.

Mặc dù hiệu quả khử aflatoxin B1 chưa đạt đến mức tuyệt đối, nhưng nó có tác dụng khử độc tố bằng cách sử dụng một số loài nấm có tính đối kháng với aflavus có khả năng tạo aflatoxin đã được chứng minh và có kết quả cụ thể.

PHẦN V:

Một phần của tài liệu Sự nhiễm nấm mốc và aflatoxin tự nhiên trên một số giống ngô, lạc trồng ở một số tỉnh và khả năng phòng trừ bằng các chủng Aspergillus aflavus không sinh độc tố (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w