Quy phạm kiểm soát động vật gây hại (PR-04)

Một phần của tài liệu Xây dựng hệthống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 cho dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng của nhà máy sữa Tuyên Quang (Trang 78 - 80)

III- XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI LIỆU ISO 22000:2005 ÁP DỤNG CHO DÂY

3.9. Quy phạm kiểm soát động vật gây hại (PR-04)

3.9.1. Mục đích:

Tiêu diệt, ngăn ngừa sự xâm nhập, hiện diện của các loại động vật, côn trùng gây hại như: chuột, ruồi, muỗi, kiến, gián… trong khu vực sản xuất, kho để tránh lây nhiễm hoặc làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.9.2. Nội dung:

¾ Yêu cầu:

Phải ngăn ngừa, tiêu diệt tối đa và có hiệu quả đối các loại côn trùng, sâu mọt, các loại gặm nhấm. Đảm bảo các động vật gây hại không thể sinh sống và tồn tại trong khu vực sản xuất và các kho của xưởng.

¾ Các thủ tục thực hiện:

- Hàng ngày, tất cả các bộ phận đều phải làm vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc của mình. Thực hiện đúng các chế độ vệ sinh nhà xưởng theo tần suất qui định: đầu ca, cuối ca và khi cần thiết.

- Kiểm tra nhà xưởng không có sự hiện diện của côn trùng, ruồi, chuột khi tiến hành sản xuất và trong quá trình sản xuất

- Tất cả các quạt hút phải được che chắn bằng lưới và được kiểm tra hằng ngày, đảm bảo che chắn hiệu quả sự xâm nhập của côn trùng. Định kỳ hàng tuần phải tháo các lưới chắn quạt hút để vệ sinh.

- Kiểm tra, vệ sinh các lưới chắn côn trùng 1 lần/tuần.

- Nếu phát hiện thấy động vật gây hại tồn tại sinh sống ở khu vực nào đặc biệt là động vật gặm nhấm và côn trùng phải báo ngay cho Phụ trách sản xuất để có biện pháp tiêu diệt.

- Thực hiện đúng chế độ đặt bẫy và tiêu diệt côn trùng: Đặt bẫy tiêu diệt chuột: người được phân công tiến hành đặt bẫy tại các vị trí được qui định trong kế hoạch. Các vị trí đặt bẫy được đánh số thứ tự và thể hiện trên sơ đồ bẫy chuột. Đầu ca sau, người đặt bẫy phải thu gom các bẫy đã đặt, nếu có chuột phải ghi

Sinh viên: Hoàng Đức Sinh -79- Lớp CNTP2-K50

chép vào hồ sơ và tiêu diệt bằng cách đốt hoặc chôn xa khu vực chế biến. Vệ sinh sạch sẽ bẫy chuột bằng xà phòng và nước sạch.

- Người được phân công kiểm tra tình trạng vệ sinh sau khi phun thuốc diệt ruồi, kiến.

- Hàng tháng, tiến hành phun thuốc diệt côn trùng vào rãnh cống, các hố, các góc, các hốc những nơi côn trùng có khả năng ẩn náụ (Hoá chất phải dùng đúng quy định, hướng dẫn sử dụng).

- Cuối mỗi ngày sản xuất phải đóng kín các cửa ra vào cũng như kiểm tra hệ thống ngăn chặn động vật gây hạị

- Hàng tuần phải quét màng nhện trên trần.

Bảng 24: Phân công thực hiện, giám sát kiểm soát động vật gây hại

STT Nội dung, đối tượng kiểm tra Tần suất Trách nhiệm 1 Theo dõi diệt trừ côn trùng Ít nhất 1 lần/tháng Trưởng phó các bộ phận

và nhân viên HC-NS

2 Theo dõi kiểm soát gặm nhấm-chuột Ít nhất 5 lần/ tuần Nhân viên HC-NS

3 Dấu hiệu xâm nhập của động vật gây hại trong khu vực kho và PXSX

Sinh viên: Hoàng Đức Sinh -80- Lớp CNTP2-K50

Một phần của tài liệu Xây dựng hệthống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 cho dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng của nhà máy sữa Tuyên Quang (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)