Vai trò của ODA với việt nam

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 35 - 37)

Thứ nhất : Là một bộ phận quan trong của vốn đầu tư xã hội , ngân sách chính phủ và địa phương trong đầu tư phát triển kinh tế và xã hội

Hàng năm vốn ODA chiếm 3-4% của GDP , 12-13% vốn đầu tư toàn xã hội , 20% vốn đầu tư từ ngân sác nhà nước và 50% vốn đầu tư phát phát triển .ODA là nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Chính phủ và là chất xúc tác cho các nguồn vốn đầu tư khác như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của khu vực tư nhân,....

Với ngân sách địa phương thì vốn ODA là nguồn vốn quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng , nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút các nhà đầu tư . Ngoài ra với các địa phương còn nghèo thì vốn ODA là một nguồn vốn giúp cải thiện đời sống nhân dân , nâng cao chăm sóc y tế và giáo dục.

Cũng giống như các nước đang phát triển khác, Việt Nam thường được nhận nhiều ODA nhằm mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải, truyền thông và năng lượng.

Hơn 4,5 tỷ USD vốn ODA với 101 dự án do Trung ương quản lý đã và đang được thực hiện để phát triển ngành giao thông vận tải, chủ yếu tập trung cho đường bộ, đường biển và giao thông nông thôn.

Vốn ODA đã được sử dụng để khôi phục, nâng cấp và xây dựng mới 3.676 km đường quốc lộ; khôi phục và cải tạo khoảng 1.000 km đường tỉnh lộ; Quốc lộ 5, quốc lộ 1A (đoạn Hà Nội-Vinh; đoạn TP. Hồ Chí Minh-Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh-Nha Trang); làm mới và khôi phục 188 cầu, chủ yếu trên các Quốc lộ 1, Quốc lộ 10, Quốc lộ 18 với tổng chiều dài 33,7 km; cải tạo và nâng cấp 10.000 km đường nông thôn và khoảng 31 km cầu nông thôn quy mô nhỏ; Cầu Mỹ Thuận; xây dựng mới 111 cầu nông thôn với tổng chiều dài 7,62 km (khẩu độ bình quân khoảng 25 – 100 m). Vốn ODA đã đầu tư nâng cấp giai đoạn 1 cho cảng Hải Phòng để có thể bốc xếp được 250.000 TEV/năm; nâng cấp cảng Sài Gòn có công suất bốc xếp từ 6,8 triệu tấn/năm lên 8,5 triệu tấn/năm; xây dựng mới cảng nước sâu Cái Lân; cải tạo cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.

Nguồn vốn ODA đầu tư cho việc phát triển ngành điện với tổng cam kết cho đến năm 2003 là 3,7 tỷ USD, hiện chiếm 40,3% trong tổng vốn đầu tư với 7 nhà máy điện lớn (Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, Hàm Thuận - Đa Mi, Sông Hinh, Đa Nhim, Phả Lại 2, Trà Nóc) có công suất thiết kế chiếm 40% tổng công suất của các nhà máy điện ở Việt Nam xây dựng trong kế hoạch 5 năm 1996 – 2000. Tổng công suất phát điện tăng thêm do đầu tư bằng nguồn vốn ODA là 3.403 MW, bằng tổng công suất điện từ trước cho tới năm 1995. Trong ngành năng lượng điện, vốn ODA còn đầu tư để phát triển hệ thông đường dây và mạng lưới điện phân phối điện, bao gồm các dự án đường dây 500 KV Plâyku – Phú Lâm, đường dây 220 KV Tao Đàn – Nhà Bè, gần 50 trạm biến áp của cả nước, cải tạo nâng cấp mạng lưới điện thành thị và nông thôn ở trên 30 tỉnh và thành phố.

Trong số 4,45 tỉ USD vốn ODA mà các nhà tài trợ cam kết danh cho Việt nam đưa ra tháng 12 năm 2006, các nước tài trợ cũng dành ưu tiên viện trợ cho các lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Nhật bản, nước ở vị trí dẫn đầu với mức cam kết 890,3 triệu USD cho biết số ưu tiên này sẽ ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng, cụ thể là tuyến đường săt cao tốc Bắc – Nam và bảo vệ môi trường. Pháp với vốn viện trợ cam kết lớn thứ hai trong các nhà tài trợ và đứng đầu khối EU là 370,4 triệu USD cũng cho biết nguồn vốn ODA sẽ được sử dụng trong bốn lĩnh vực ưu tiên là giao thông đô thị, đường sắt, môi trường (quản lý nước và rác thải), phát triển nông thôn. Ngoài ra, các cam kết này cũng sẽ hỗ trợ các hoạt động trong lĩnh vực y tế và hiện đại hoá ngành tài chính. Nguồn vốn ODA dành cho năng lượng điện và giao thông chiếm tới hơn 40% vốn ODA của Việt Nam.

Trong quá trình thu hút và sử dụng ODA các tổ chức nước ngoài giúp ta đào tạo và đào tạo lại hàng vạn cán bộ Việt Nam trong thời gian qua trên rất nhiều lĩnh vực như nghiên cứu cơ bản và ứng dụng khoa học, công nghệ, quản lý kinh tế và xã hội, thông qua việc cung cấp học bổng nhà nước, cử chuyên gia nước ngoài để đào tạo tại chỗ trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA, chuyển giao

công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, cung cấp trang thiết bị nghiên cứu và triển khai,...

Thứ tư : Quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA giúp chúng ta hoàn thiện khung pháp lý theo chuẩn quốc tê và thúc đẩy quá trình cải cách hành chính

Khi nhận được vốn ODA đồng thời chúng ta còn có thể tiếp thu được những kinh nghiệm cũng như những tập quán tốt trong lĩnh vực pháp luật từ các chuyên gia cũng như các quy định cơ chế pháp luật của các tổ chức và các quốc gia nước ngoài . Ở các bộ và các địa phương để thu hút được vốn ODA nhiều hơn và nâng cao hiệu quả sử dụng thì các thủ tục hành chính đã được cải cach theo hướng giảm các thủ tục rườm rà nhưng đồng thời với đó các quy định cũng chặt chẽ hơn.

Thứ năm : Các quan hệ kinh tế với các tổ chức , cũng như các quốc gia đã được nâng cao trong

quá trình thu hút ODA giúp nâng cao vị thế việt nam trong mắt bạn bè quốc tế

Quan hệ việt nam và các đối tác luôn dựa trên quan điểm “ Việt Nam là bạn , đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực “ . cùng với đó việc sử dụng vốn ODA ngày càng hiệu quả giúp nâng cao hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 35 - 37)