Đẩy mạnh việc đa dạng hóa hình thức đầu tư để khai thác thêm các kênh đầu tư mới như cho

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 57 - 62)

phép thành lập công ty hợp danh, ĐTNN theo hình thức mua lại và sáp nhập (M&A)... Sớm ban hành Quy chế công ty quản lý vốn để điều hành chung các dự án. Tổng kết việc thực hiện thí điểm cổ phần hoá các doanh nghiệp ĐTNN để nhân rộng.

- Từng bước đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực. Phải xác định cho đúng những đối tượng cần được đào tạo và đào tạo lại, tránh tình trạng đào tạo tràn lan mà không biết sử dụng vào việc gì. Đẩy mạnh việc xây dựng đội ngũ lao động đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng và tay nghề cao phục vụ cho nhu cầu của cả nước và xuất khẩu.

Cần có chính sách phát triển nguồn nhân lực cụ thể, trong đó cần lưu ý tới phát triển các nguồn nhân lực có trình độ cao . Trong nhiều dự án hiện nay nhu cầu về lao động , đặc biệt là lao động chất lượng cao là rất quan trọng , nhưng trên thực tế cũng cho thấy ở Việt nam lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ chuyên môn thấp nên nhiều dự án đầu tư nước ngoài triển khai rất chậm hoặc là các nhà đầu tư nước ngoài xin rút vốn nên các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục cần có chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Để xây dựng được đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng cao cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất: đổi mới tổ chức đào tạo nguồn nhân lực theo hướng tập trung cao chất lượng đào tạo,

gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn sử dụng và ưu tiên tập trung bồi dưỡng nhân tài

Cải cách căn bản và sâu sắc hệ thống giáo dục quốc gia hiện hành. Xây dựng hệ thống giáo dục quốc gia mới tiên tiến, hiện đại (về tổ chức, cơ sở vật chất-kỹ thuật, đội ngũ giáo viên, nội dung chương trình và phương pháp dạy, học), phù hợp với tiêu chí và chuẩn mực quốc tế.

Xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ, đa cấp, năng động, liên thông giữa các cấp và các ngành đào tạo trong nước và quốc tế. Nhanh chóng hình thành và phát triển xã hội học tập để đảm bảo tất cả người dân có cơ hội học tập suốt đời.

Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng và đào tạo nhân tài, đặc biệt là hình thành và phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực quản lý hành chính, ngoại giao và kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh, giáo dục-đào tạo, hoạt động khoa học-công nghệ, tư vấn hoạch định chính sách, pháp lý…

Thứ hai tăng cường thể lực và nâng cao tầm vóc của người Việt Nam

Cải thiện thể trạng người Việt Nam để đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa chiều cao đứng và trọng lượng cơ thể, tăng cường thể lực, đặc biệt là sự phát triển hài hoà về các tố chất thể lực cần thiết (sức bền, sức mạnh, sức nhanh, mềm dẻo, khéo léo...) đảm bảo thực hiện lao động, học tập, sáng tạo và các hoạt động bình thường khác của mỗi người.

Coi trọng và đổi mới việc tổ chức giáo dục thể chất trong hà trường và đẩy mạnh phong trào toàn dân tập thể dục, rèn luyện thân thể trong xã hội.

Thứ ba, đổi mới chính sách sử dụng nguồn nhân lực để tạo động lực kích thích và giải phóng sức

Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực căn cứ vào những nguyên tắc hiệu quả của nền kinh tế thị trường, phù hợp với tiến trình hình thành và phát triển thị trường lao động. Phát triển thị trường lao động, xây dựng những cơ chế và công cụ thích hợp để sử dụng nhân lực có hiệu quả.

Thứ tư, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Khuyến khích mở rộng và tăng cường các quan hệ giao lưu và hợp tác song phương và đa phương giữa các tổ chức và người dân Việt Nam với các tổ chức quốc tế và công dân nước ngoài. Tăng cường thu hút chuyên gia quốc tế giỏi và Việt Kiều giỏi vào làm việc ở Việt Nam trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, hoạt động khoa học-công nghệ, tư vấn thiết kế, quản lý và kinh doanh... để nâng cao chất lượng phát triển con người và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. - Cần xây dựng và phát triển một nền khoa học chất lượng cao trong nước để thu hút các dự án nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghệ cao . Và cần lưu ý tới vấn đề chuyển giao công nghệ các dự án nước ngoài , khi tiến hành cấp phép đầu tư cần lưu ý tới dây chuyền công nghệ mà các nhà đầu tư nước ngoài mang vào tránh việc cấp phép đầu tư tràn lan gây ảnh hưởng xấu tới môi trường do sử dụng các dây chuyền công nghệ lạc hậu

-Các cơ quan nhà nước về ngoại giao cần lưu ý tới việc tích cực đàm phám tham gia các tổ chức quốc tế , các hoạt động “ tiếp thị “ quốc tế nhằm nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam trong các tổ chức , doanh nghiệp và các nhà đầu tư quốc tế . Bổ sung cơ chế, chính sách xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thực hiện các cam kết của nước ta trong lộ trình AFTA và WTO , cũng như các cam kết đa phương và song phương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong mở cửa lĩnh vực dịch vụ (bưu chính viễn thông, vận chuyển hàng hóa, y tế, giáo dục và đào tạo.v.v).

- Cần đề ra chính sách ưu đãi cụ thể và thiết thực hơn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp FDI thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu nhằm tạo cơ sở vững chắc cho công tác trả nợ. Nhưng không nên quy định cứng nhắc khiến cho các biện pháp ưu đãi có tác động ngược chiều trở thành các rào cản đầu tư.

Cần có những giải pháp ưu đãi cho các dự án FDI của các nước tài trợ nhiều vốn ODA cho Việt Nam. Các chính sách này phải được sử dụng thật khéo léo, không để xảy ra hiện tượng các nhà đầu tư quốc tế so bì về tính không công bằng trong chính sách đối Chính phủ Việt Nam.

- Cần công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý. Trong đó, cần rà soát lại các văn bản phát quy liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, sửa đổi các văn bản cho phù hợp với quy định của WTO.

- Cần có chính sách quản lý và cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào hoạt động trên thị trường chứng khoán để giúp các doanh nghiệp nước ngoài có thêm kênh huy động vốn

3.4 Giải pháp tăng cường mối quan hệ của vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.

Sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn từ nội bộ nền kinh tế và bên ngoài. Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, đó là tiền đề là điều kiện để có thể tiếp nhận và sử dụng các nguồn vốn bên ngoài đạt hiệu quả đồng thời để tăng thêm tính độc lập tự chủ của nền kinh tế. Để thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nguồn vốn trong và ngoài nước có thể thực hiên một số giải pháp sau

Thứ nhất, cần sớm có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đất nước dài hạn.

Việc thiếu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đất nước một cách đồng bộ và dài hạn (khoảng 50 năm) trong thời gian gần đây đã được cấp, các ngành tổng kết báo cáo là một trong những nguyên nhân rất lớn gây khó khăn, cản trở trong phát triển nói chung, tạo ra những lãng phí trong sử dụng các nguồn vốn bao gồm cả nguồn vốn trong và ngoài nước. Quy hoạch phát triển kinh tế góp phần định hướng để có sự kết hợp có hiệu quả hơn giữa vốn đầu tư trong nước và ngoài nước trong tương lai.

Thứ hai ,củng cố và nâng cao kể cả về mặt chất và mặt lượng nguồn vốn trong nước Thông qua

bồi dưỡng và mở rộng các nguồn thu của ngân sách; đa dạng hóa các công cụ và các hình thức tổ chức tài chính, tiền tệ…để động viên phát huy tiềm năng tài chính và tiềm năng sản xuất của các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư trong nước

Phát triển lành mạnh , bền vững ba kênh huy động vốn lớn cho nền kinh tế trong nước : thị trường chứng khoán , thị trường bất động sản, thị trường tiền tệ.

Khi nguồn vốn trong nước ổn định , dồi dào đó là điều kiện rất quan trọng để hấp thụ hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước , tạo lòng tin cho nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ ba ,nâng cao sự gắn kết giữa kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với kinh tế trong nước thông qua mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, có trách nhiệm rõ ràng trong vấn đề san sẻ rủi ro… Có sự phối hợp đồng bộ giữa khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế đầu tư nước ngoài để tạo ra sự phát triển cho cả hai bên

Đa dạng hóa, phát triển các công nghiệp phụ trợ để cung ứng đủ nguyên vật liệu đảm bảo các dự án của chủ đầu tư trong nước và nước ngoài được thực hiện đúng tiến độ.

Thứ tư, phải sử dụng thật hiệu quả và tránh thất thoát lãng phí nguồn vốn trong nước đầu tư vào

xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội vì đây là yếu tố quan trọng nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để thu hút và đón nhận vón đầu tư nước ngoàivào trong nước.

Nguồn vốn trong nước cần phải được đầu tư cân đối để tạo sự phát triển toàn diện giữa các vùng , miền kinh tế nhằm tận dụng và phát huy thế mạnh của vùng đó là thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài.

Thứ năm, tăng cường sử dụng vốn trong nước đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạo

nguồn lao động đáp ứng được yêu cầu của các dự án nước ngoài. Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ dự án như trang bị về nghiệp vị đặc thù , ngoại ngữ… để thực hiện nhanh chóng chính xác yêu cầu công việc của dự án.

Thứ sáu ,tận dụng mối quan hệ hợp tác trong quá trình liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài với doanh nghiệp trong nước nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế. Mở rộng và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt nam góp phần bổ sung vào nguồn vốn trong nước.

Thứ bảy , tăng cường học hỏi, lĩnh hội công nghệ tiên tiến hiện đai mà các doanh nghiệp đầu tư

nước ngoài đem lại để nâng cao kinh nghiêm quản lý và nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước . Đây cũng là yếu tố quan trọng để phát triển những nghành kinh tế then chốt của quốc gia như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí…

Thứ tám , thúc đẩy quá trình cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh

nghiệp đầu tư nước ngoài đẻ nâng cao hiệu quả hoạt động của hai nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đem lại tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế quốc dân.

Lời Kết

Từ những phân tích trên mặt lý thuyết cũng như từ số liệu và các phân tích trên thực tế đã được thực hiên trong đề tài chúng ta có thể rút ra một số kết luận . Thứ nhất là hoạt động đầu tư có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt nam trong suốt thời kì vừa qua thể hiện qua những con số tăng trưởng rất cao . Thứ hai là trong hoạt động đầu tư thì mỗi nguồn vốn có những vai trò và đóng góp nhất định vao tăng trưởng kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng vì vậy cần có những chính sách riêng cho tưng nhóm để nó có thể phát huy hiệu quả cao nhất . Và vấn đề thứ ba mà chúng ta có thể kết luận được đó là ngoài nhưng tác động riêng biệt thì nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài cũng thể hiện nhưng tương tác qua lại trong thực tế vì vậy nhà nước cần có những giải pháp để hai nguồn vốn này có thể tạo ra những hiệu ứng tích cực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Danh mục tài liệu tham khảo

1.Giáo trình kinh tế Đầu Tư

2.Bài giảng Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ 3.Báo Đầu Tư

4.Giáo trình quản trị doanh nghiệp FDI 5.Một số trang web :

1.Thời báo kinh tế Việt Nam: Vneconomy.vn

2.Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương : www.ciem.org.vn 3.Tổng cục thống kê : www.gso.gov.vn

4.Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư : www.mpi.gov.vn 5.Bộ Tài Chính : www.mof.gov.vn

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 57 - 62)